Chứng từ vận tải là gì? Các loại Chứng từ vận tải phổ biến

0
BỞI Trang Thông Tin Điện Tử Xuất Nhập Khẩu IMEX NEWS

Chứng từ vận tải là gì? Có rất nhiều loại chứng từ vận tải phổ biến mà chắc chắn bạn đã biết và đang sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết dưới đây nhé

1. Chứng Từ Vận Tải Là Gì?

Chứng từ vận tải được hiểu đơn giản là những chứng từ do đơn vị vận tải (thuyền trưởng và chủ tàu) xác nhận đã nhận hàng để tiến hành chuyên chở. 

Chứng từ vận tải thường có:

– Bill of lading (vận đơn đường biển): giấy gửi hàng dành cho đường biển, biên lai thuyền phó, bản lược khai hàng, phiếu gửi hàng, bản kê các sự kiện, sơ đồ xếp hàng, biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng, bảng tính thưởng phạt xếp dỡ hàng hóa, giấy chứng nhận hàng thiếu, biên bản nhận hàng.

– Vận đơn đường hàng không và đường bộ

Chứng từ vận tải do ai phát hành? – Đây là chứng từ do đơn vị vận tải phát hành nhằm xác nhận hàng hóa đủ tiêu chuẩn, có thể tiến hành chuyên chở.

2. Các Loại Chứng Từ Vận Tải Phổ Biến Hiện Nay

2.1. Chứng từ vận tải đường bộ

– Một số loại chứng từ liên quan đến giấy tờ xe:

  • Giấy phép đăng ký xe
  • Giấy chứng nhận (GCN) về bảo hiểm các loại
  • Giấy lưu hành dành cho xe quá tải (nếu có)
  • Sổ nhật trình chạy xe đối với xe khách chạy tuyến cố định
  • GCN xe chạy hợp đồng đối với các loại xe chạy theo hợp đồng

 Giấy tờ của chủ phương tiện gồm có: GCN đăng ký kinh doanh vận tải (tùy theo từng ngành nghề nhất định)

– Giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông gồm có: GCN huấn luyện vận chuyển hàng hóa và giấy phép lái xe

 Hợp đồng vận chuyển: đây là một loại chứng từ quan trọng không thể thiếu đối với vận tải đường bộ. Nó được coi như là một bản cam kết, thỏa thuận giữa hai bên vận tải và bên thuê vận tải, có tính chất pháp lý, dùng trong trường hợp hai bên xảy ra tranh chấp.

Trong hợp đồng vận chuyển thường sẽ có những nội dung sau: Số lượng hàng hóa, thời gian thanh toán, nơi nhận trả hàng, cước phí, hình thức thanh toán,.. ngoài ra còn có những thỏa thuận liên quan đến quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của cả hai bên.

Bên cạnh đó, trong hợp đồng còn thể hiện một số thông tin như: chèn lót hàng hóa, cách xếp dỡ, tính chất hàng hóa, phương thức giao nhận hàng hóa, cách phòng hộ dọc, các điều kiện về quản lý hải quan, thị trường, kiểm dịch,…

– Giấy tờ đi đường: đây là loại giấy tờ dành cho các loại xe sử dụng hình thức kinh doanh vận tải hàng hóa, nó được cấp theo từng chuyến hàng, nó sử dụng làm chứng từ trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

– Giấy phiếu thu cước: đây là loại giấy tờ phản ánh kết quả trong quá trình kinh doanh vận tải, dùng để thu cước, chi phí vận chuyển, dịch vụ, tính giá trị vận chuyển và thành tiền. Hơn nữa, nó còn giúp kiểm tra hoạt động vận chuyển hàng hóa, dịch vụ đã hoàn thành hay chưa hoặc là kết quả của quá trình vận chuyển hàng hóa.

– Giấy gửi hàng: có thể thay cho phiếu xuất kho, hóa đơn hoặc được đơn vị kinh doanh vận tải dùng như một chứng từ pháp lý để chứng minh rằng hợp đồng vận chuyển đã được hoàn thành.

2.2. Vận tải đường biển

– Chứng từ hải quan gồm một số loại sau:

  • Văn bản cho phép xuất khẩu của Bộ Thương mại (bản chính)
  • Tờ khai hải quan hàng xuất khẩu (2 bản chính)
  • Hợp đồng mua bán ngoại thương (1 bản sao)
  • GCN đăng ký mã số DN và GCN đăng ký kinh doanh (1 bản)
  • Bản kê khai chi tiết hàng hóa (2 bản chính)

 Chứng từ với cảng và tàu gồm các loại sau:

  • Chỉ thị xếp hàng của công ty vận tải: đây là chỉ thị của người gửi hàng cho cơ quan quản lý cảng và công ty vận tải nhằm cung cấp đầy đủ hàng hóa được gửi đến cảng để xếp lên tàu theo các chỉ dẫn.
  • Biên lai thuyền phó: đây là chứng từ do thuyền phó phụ trách về chủ hàng xác nhận tàu đã nhận xong hàng hay gửi hàng cấp cho người gửi hàng.
  • Bill of lading (Vận đơn đường biển)
  • Bản lược khai hàng hóa: đây là bản liệt kê do đại lý tại cảng xếp hàng lập nên nhằm liệt kê các loại hàng hóa được sắp xếp lên tàu để vận chuyển đến các cảng khác.
  • Phiếu kiểm đếm
  • Sơ đồ xếp hàng: đây là bản vẽ miêu tả sơ đồ xếp hàng hóa trên tàu gồm nhiều ký hiệu khác nhau để đánh dấu từng loại hàng hóa khác nhau giao đến từng cảng khác nhau.
  • Ngoài ra còn một số chứng từ khác nữa ví dụ như: hóa đơn thương mại, GCN xuất xứ, phiếu đóng gói, GCN số lượng/trọng lượng, chứng từ bảo hiểm

2.3. Vận tải đường hàng không

Chứng từ vận tải đường hàng không được hiểu đơn giản là một loại vận đơn dùng trong vận chuyển hàng hóa, được dùng như một bằng chứng về hợp đồng thỏa thuận được ký kết giữa hai bên là bên chuyên chở trên máy bay và bên gửi hàng, các điều kiện được nêu ra trong hợp đồng và văn bản nêu rõ tình trạng giao hàng nhận hàng trong lúc vận chuyển.

Có một số loại chứng từ vận tải đường hàng không đáng lưu ý như sau:

– Chứng từ vận đơn người phát hành: Đây là chứng từ do hàng hàng không phát hành, có chứa biểu tượng và mã nhận dạng của người chuyên chở. Ngoài ra, chứng từ vận đơn trung lập được người giao nhận hoặc người chuyên chở đưa ra.

– Chứng từ vận đơn dùng trong giao hàng: Đây là chứng từ do người chuyên chở hàng không phát hành nhằm cung cấp.

2.4. Chứng từ vận tải đường sắt

Đây là chứng từ vận tải cơ bản trong chuyên chở hàng hóa bằng đường sắt. Chứng từ vận tải đường sắt là biên lai của cơ quan đường sắt xác nhận đã nhận hàng để chở và là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường sắt.

Nội dung của chứng từ vận tải đường sắt thường gồm các nội dung sau: tên người gửi hàng, người nhận hàng, địa chỉ nhận hàng, tên ga đến, ga đi, ga biên giới đi thông qua, tên hàng hóa, trọng lượng cả bì của hàng hóa, số lượng, tiền cước.

2.5. Chứng từ vận tải đa phương tiện

Chứng từ vận tải đa phương tiện được biết đến là một loại văn bản do người kinh doanh vận tải đa phương thức phát hành, đây được coi là bằng chứng của hợp đồng vận tải đa phương thức, nhằm xác nhận người kinh doanh vận tải đa phương thức đã nhận được hàng để vận chuyển và giao hàng theo đúng điều khoản được thỏa thuận trong hợp đồng hay chưa.

– MULTIDOC – Multimodal transport document (chứng từ)

– COMBIDOC – Combined transport document (chứng từ liên hợp)

– Bill of Lading for Combined transport Shipment or port to port Shipment (chứng từ vừa dùng cho vận tải liên hợp vừa dùng cho vận tải đường biển)

– FIATA Negotiable Multimodal transport Bill Lading – FB/L (Vận đơn FIATA)

Trên đây là tất cả nội dung liên quan đến chứng từ vận tải mà IMEXNEWS muốn cung cấp đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, hy vọng bài viết đem lại những thông tin hữu ích cho các bạn.

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: