Tầm quan trọng của dịch vụ logistics trong sự phát triển kinh tế ở Việt Nam

0
BỞI Trang Thông Tin Điện Tử Xuất Nhập Khẩu IMEX NEWS

Là một trong những yếu tố tác động đến chỉ số GDP của Việt Nam, logistics quyết định đến việc mất giá đồng tiền, lãi suất ngân hàng, năng suất lao động của nền kinh tế. Bởi trong quá trình sản xuất hàng hóa, logistics có mặt xuyên suốt từ khâu vận chuyển nguyên liệu đầu vào cho nhà máy đến khâu phân phối sản phẩm hoàn thiện đến đại lý và người tiêu dùng.

Để hình dung đơn giản về vai trò của logistics, bạn có thể xét đến yếu tố nếu nguyên liệu, hàng hóa không giao đúng hạn doanh nghiệp sẽ không có nguyên liệu sản xuất. Hàng hóa không giao đủ và đúng thời hạn dẫn đến người mua không mua hàng. Trong trường hợp này, bên phía doanh nghiệp không những không bán được hàng, mà còn phải đền bù cho đối tác một khoản tiền rất lớn.

Hiểu được tầm quan trọng của logistics, hiện tại nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp logistics trong nước phát triển cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng mong muốn của thị trường cần. So với các quốc gia khác, dịch vụ logistics ở Việt Nam ra đời chậm hơn, song các dịch vụ luôn đảm bảo được chất lượng, sự chuyên nghiệp trong quá trình hình thành và hoạt động.

Logistics đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

Dịch vụ Logistic là gì? Chuỗi dịch vụ Logistics là gì?

Dịch vụ Logistics là gì?

Logistics là thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều trong hoạt động vận tải hàng hóa. Song không có định nghĩa nào được lấy làm tiêu chuẩn cho khái niệm Logistics. Tuy nhiên, hiểu theo nghĩa đơn giản nhất thì Logistics chính là một quy trình nằm trong chuỗi cung ứng hàng hóa. Trong chuỗi cung ứng, Logistics thực hiện nhiệm vụ lên kế hoạch, triển khai và giám sát hoạt động vận chuyển hàng hóa.

Vậy, Logistics có thể hiểu là như vậy, còn dịch vụ Logistics thì sao? Thuật ngữ này được định nghĩa như thế nào?

Căn cứ vào Điều 233 của Luật Thương Mại 2005 có thể nêu ra định nghĩa về dịch vụ Logistics cụ thể như sau: “Dịch vụ logistics là thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”

Như vậy có thể thấy, Logistics là khái niệm tổng hợp bao gồm cả dịch vụ Logistics. Nếu doanh nghiệp khai thác hoặc thực hiện bất kỳ một hoạt động nào trong Logistics thì cũng đồng nghĩa với việc đã thực hiện dịch vụ Logistics.

Khái niệm cơ bản về ngành dịch vụ Logistics bạn cần nắm được

Chuỗi dịch vụ Logistics là gì?

Chuỗi dịch vụ Logistics được hiểu là một tổng hợp các dịch vụ hậu cần được thương nhân cung cấp một cách liên tục và hợp lý. Theo đó, dựa vào yếu tố chủ thể thực hiện cũng như giai đoạn của chuỗi cung ứng mà các dịch vụ trong chuỗi được phân loại thành các chuỗi Logistics khác nhau cho phù hợp.

Cụ thể, chuỗi dịch vụ hậu cần được chia làm 2 loại như sau:

  • Chuỗi dịch vụ theo chủ thể thực hiện: Bao gồm 5 chuỗi là Chuỗi logistics bên thứ nhất (First Party Logistics); Chuỗi logistics bên thứ hai (Second Party Logistics); Chuỗi logistics bên thứ ba (Third Party Logistics); Chuỗi logistics bên thứ tư (Fourth Party Logistics) và Chuỗi logistics bên thứ năm (Fifth Party Logistics).
  • Chuỗi dịch vụ theo quá trình: Bao gồm 3 chuỗi là Chuỗi logistics đầu vào (Inbound Logistics); Chuỗi logistics đầu ra (Outbound Logistics) và Chuỗi logistics ngược (Reverse Logistics).

Nền tảng hoạt động của doanh nghiệp Logistics

Hiện nay, một doanh nghiệp Logistics hoạt động dựa trên 3 nền tảng chính. Cụ thể, 3 nền tảng đó gồm có:

3 nền tảng chính mà doanh nghiệp Logistics đang hoạt động theo

Logistics sinh tồn

Đây là nền tảng cơ bản nhất của các hoạt động Logistics nói chung. Theo đó, nền tảng này hướng đến việc hoạt động Logistics sẽ cung ứng các dịch vụ tương ứng với nhu cầu trong cuộc sống của con người.

Hiểu đơn giản thì Logistics sinh tồn chính là quá trình mà doanh nghiệp đưa, vận chuyển sản phẩm, hàng hóa từ nơi cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng. Do đó, nó được coi là nền tảng cơ bản nhất của dịch vụ Logistics hiện nay.

Logistics hoạt động

Đây là nền tảng liên quan đến hệ thống sản xuất của đối tác. Tức là liên quan đến các hoạt động như vận chuyển, lưu kho nguyên liệu đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp. Tiếp đó, Logistics hoạt động sẽ phân phối sản phẩm, hàng hóa đến các kênh tiêu thị như siêu thị, đại lý, cửa hàng bán lẻ,…

Logistics hệ thống

Đây là nền tảng quan trọng giúp một công ty Logistics có thể hoạt động được. Bởi Logistics hệ thống bao gồm nhà xưởng, nhân lực, phương tiện, máy móc thiết bị và công nghệ. Đây đều là những yếu tố tối thiểu giúp doanh nghiệp có thể vận hành và thực hiện được hoạt động Logistics.

Chuỗi Logistics bao gồm những gì?

Chuỗi logistics bao gồm rất nhiều dịch vụ liên quan đến logistics, vận chuyển và các dịch vụ liên quan khác.

Hoạt động logistics là quá trình giao nhận hàng từ khâu sản xuất đến khâu phân phối đến người tiêu dùng. Hiện tại, ở Việt Nam, có rất nhiều công ty vận chuyển tự nhận là công ty logistics nhưng có rất ít công ty cung cấp đầy đủ các dịch vụ mà chỉ thực hiện một công đoạn nào đó trong logistics. Nếu là một công ty cung cấp dịch vụ logistics, các doanh nghiệp này phải cung cấp một chuỗi dịch vụ bao gồm:

Nhóm dịch vụ Logistics chủ yếu

  • Dịch vụ bốc xếp hàng hóa: Dịch vụ này sẽ thực hiện công đoạn đóng hàng vào container để di chuyển, bốc xếp và dỡ hàng hóa để cho vào kho.
  • Dịch vụ kho bãi: Bao gồm các hoạt động đóng gói, chèn bạc, đóng thùng gỗ với các mặt hàng dễ vỡ, cho thuê kho bãi để bảo quản hàng hóa.
  • Dịch vụ vận chuyển hàng hóa nội địa: Dịch vụ này bao gồm các công đoạn lấy hàng từ kho, địa chỉ nhận hàng để vận chuyển ra các cảng biển, sân bay hay vận chuyển hàng hóa nội địa trong nước.
  • Khai thuế hải quan: Thực hiện công tác khai báo, kê khai tờ khai hải quan để thông qua xuất nhập khẩu.
  • Book cước, thuê tàu: Đơn vị cung cấp thực hiện nhiệm vụ logistics sẽ liên hệ đặt chỗ gửi hàng hóa trên tàu và vận chuyển đi quốc tế.
  • Thông quan nhập khẩu: Đây là bước tiến hành làm thủ tục khai báo hải quan và nhập khẩu hàng hóa ở cảng đích.
  • Giao nhận hàng hóa: Nhận hàng hóa tại cảng và giao hàng tận nơi theo đúng địa chỉ của người nhận.

Dịch vụ logistics liên quan đến vận tải hàng hóa

  • Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nội địa.
  • Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế.
  • Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt.
  • Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ.
  • Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.
  • Dịch vụ chuyển phát nhanh nội địa.
  • Dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế.

Các dịch vụ logistics liên quan khác

  • Dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác.
  • Dịch vụ tư vấn giấy tờ, thủ tục xuất nhập khẩu.
  • Xin giấy phép công bố cho các mặt hàng đặc biệt như hàng hóa, thực phẩm và mỹ phẩm.
  • Nếu vận chuyển thực vận, động vật, công ty vận chuyển sẽ xin giấy chứng nhận kiểm dịch cho các loại hàng hóa này.
  • Xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
  • Tư vấn dán nhãn hàng hóa.
  • Tra cứu mã HS.
  • Thực hiện công việc tham vấn giá.
  • Thực hiện quá trình phân tích và phân loại hàng hóa.

Đặc điểm của dịch vụ Logistics hiện nay

Dịch vụ Logistics hiện nay bao gồm 4 đặc điểm cơ bản sau:

Một số đặc điểm của dịch vụ hậu cần hiện nay

Do thương nhân tự thực hiện

Đây là dịch vụ mà thương nhân hoàn toàn có thể tự thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện của pháp luật. Cụ thể gồm: có đăng ký kinh doanh; có đủ điều kiện về phương tiện, thiết bị, công cụ cần thiết cho công việc; đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật khi vận chuyển hàng hóa; có đủ nhân lực vận hành.

Là dịch vụ có tính hoàn thiện cao nhất

Một số người cho rằng, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện một khâu nào đó như vận tải, lưu khoa hay giao nhận thì đã được coi là đơn vị cung cấp dịch vụ Logistics. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy.

Dịch vụ Logistics không đơn giản chỉ gồm có vận tải, lưu kho hay giao nhận mà nó bao gồm một dây chuyền cung ứng vận tải phức tạp. Thương nhân khi cung cấp dịch vụ phải thực hiện quy trình theo chuỗi để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp

Logistics là hoạt động có vai trò quan trọng đối với một doanh nghiệp. Bởi nó tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, kinh doanh và phân phối sản phẩm của doanh nghiệp đến người tiêu dùng cuối cùng.

Vì vậy, nếu doanh nghiệp sử dụng hiệu quả dịch vụ Logistics thì sẽ giúp họ tiết kiệm được chi phí và thúc đẩy được hoạt động kinh doanh tăng trưởng.

Được thực hiện trên cơ sở hợp đồng các bên

Dựa trên thỏa thuận trong hợp đồng giữa các bên mà dịch vụ Logistics sẽ được thực hiện tương ứng. Theo đó, thương nhân thực hiện dịch vụ sẽ được trả phần thù lao tương ứng theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Trong khi đó, các điều khoản trong hợp đồng sẽ do hai bên thống nhất tùy vào mức độ sử dụng dịch vụ của khách hàng. Ngoài ra, hợp đồng cũng sẽ có các điều khoản đền bù cụ thể nhằm đảm bảo trách nhiệm của đơn vị Logistics với khách hàng.

Ưu điểm và hạn chế của ngành Logistics ở Việt Nam

Logistics đảm bảo đơn hàng vận chuyển 2 chiều từ nước ngoài về Việt Nam luôn được an toàn.

Ưu điểm của dịch vụ logistics tại Việt Nam

Là dịch vụ quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội ở Việt nam, dịch vụ logistic có một số ưu và nhược điểm như sau:

  1. Hỗ trợ các khách hàng là những cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong nước, quốc tế được diễn ra nhanh chóng và an toàn.
  2. Dịch vụ logistics giúp các doanh nghiệp hoàn tất các giấy tờ, thủ tục giúp đơn hàng của khách hàng được thông quan một cách dễ dàng, mà không gặp bất cứ khó khăn nào.
  3. Bảo đảm đơn hàng vận chuyển 2 chiều từ nước ngoài về Việt Nam luôn trong tình trạng an toàn, không hư hỏng, mất mát hay phát sinh bất cứ khó khăn nào.
  4. Giúp các chủ doanh nghiệp, các shop kinh doanh tối ưu được thời gian và chi phí vận chuyển hàng hóa.

Hạn chế của dịch vụ logistics

  1. Với xu hướng phát triển dịch vụ logistics ngày càng lớn, thì cơ sở hạ tầng cơ sở chưa được phát triển đồng bộ. Điển hình là việc chỉ chú trọng đường bộ, mà chưa thực sự quan tâm đến các phương thức vận tải khác.
  2. Thiếu các khu kho bãi ở những vị trí chiến lược, bên cạnh đó cũng chưa đồng bộ được hệ thống cảng, sân bay và cơ sở sản xuất.
  3. Trên thị trường Việt Nam có rất nhiều công ty vận chuyển lớn nhỏ và cả những đơn vị vận chuyển nhỏ lẻ không có giấy phép hoạt động. Vì thế, rất khó cho người tiêu dùng nhận biết được đâu là đơn vị uy tín, chất lượng.

 

 

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: