Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất công nghệ cao khi tăng trưởng kinh tế sụt giảm

0
BỞI Trang Thông Tin Điện Tử Xuất Nhập Khẩu IMEX NEWS

Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết, doanh thu tài chính quý I của quốc gia này đã giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2023 bởi ảnh hưởng từ điều chỉnh thuế trước đó.

Doanh thu tài chính giảm 4,9% trong quý I

Theo số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, nền kinh tế quốc gia này trong 3 tháng đầu năm 2024 tăng trưởng 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái, nhanh hơn mức dự kiến 4,6%. Đây là một tín hiệu tích cực, cho thấy sự phục hồi và sức mạnh của nền kinh tế Trung Quốc trong bối cảnh nhiều thách thức và biến động toàn cầu.

Sự tăng trưởng cũng chứng minh hiệu quả của các biện pháp kích thích kinh tế và chính sách hỗ trợ từ phía Chính phủ Trung Quốc, nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất, tiêu dùng, đầu tư trong nước.

Tuy nhiên, theo các chỉ số tháng 3 công bố trước đó cho thấy nhu cầu trong nước tại Trung Quốc vẫn còn yếu khi chịu áp lực từ thị trường nội địa và quốc tế. Đồng thời, chính sách giảm bớt gánh nặng thuế đối với doanh nghiệp và cá nhân đã khiến doanh thu tài chính của chính phủ suy giảm trong quý I.

Theo ông Wang Dongwei, Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc cho biết: “Doanh thu tài chính của Trung Quốc giảm 4,9% xuống 4,9 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 676,48 tỷ USD) trong ba tháng đầu năm 2024”.

Mặc dù, Trung Quốc đã có những biện pháp kiểm soát tốt đại dịch COVID - 19, nhưng sự phục hồi kinh tế vẫn đang gặp khó khăn, tác động đến niềm tin và hoạt động tài chính của người tiêu dùng cùng doanh nghiệp.

Đồng thời, tình hình suy thoái bất động sản tại Trung Quốc cũng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế - xã hội của đất nước này. Thu nhập từ thuế đất cùng lệ phí giao dịch giảm khiến tăng cường nợ công và gây ra áp lực tài chính đối với chính phủ. Sự suy thoái trong lĩnh vực này đã làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế tổng thể của đất nước.

Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất công nghệ cao khi tăng trưởng kinh tế sụt giảm
Toàn cảnh thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)

Ông Wang Dongwei cho biết thêm, chi tiêu tài chính của Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm nay tăng 2,9% lên gần 7 nghìn tỷ nhân dân tệ so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, mức tăng này đã chậm lại đáng kể so với mức tăng trưởng 6,7% được ghi nhận trong hai tháng đầu năm.

Con số này đã minh chứng sự giảm tốc độ trong chi tiêu tài chính Trung Quốc thời gian gần đây. Lý giải nguyên nhân trên, các chuyên gia nhận định có thể do cắt giảm nhu cầu chi tiêu của người dân hoặc do biện pháp nhằm kiểm soát và hạn chế chi tiêu của chính phủ.

Trả lời câu hỏi về việc chậm phát hành trái phiếu đặc biệt của chính quyền địa phương trong quý I năm 2024, ông Wang Jianfan, một quan chức của Bộ Tài chính cho biết, việc phát hành có liên quan đến nhu cầu vốn của các dự án địa phương. Khi nhu cầu vốn dự án tại địa phương không đủ hoặc thiếu ổn định đã phản ánh sự thiếu hụt nguồn vốn hoặc thiếu sự chắc chắn về khả năng trả nợ của các dự án.

Không chỉ vậy, các quyết định về việc phát hành trái phiếu cũng thuộc vào điều kiện lãi suất trên thị trường. Nếu lãi suất tăng cao hoặc không ổn định, chính phủ có thể chọn chờ đợi hoặc điều chỉnh kế hoạch phát hành để tối ưu hóa điều kiện tài chính.

Trước đó, Bộ Tài chính Trung Quốc đã tăng cường khối lượng phát hành trái phiếu vào đầu mỗi năm để hỗ trợ kinh tế nhằm đối phó với tác động của đại dịch COVID-19. Những khoản tiền từ việc phát hành trái phiếu được sử dụng để giúp đỡ các doanh nghiệp và cá nhân gặp khó khăn ở thời điểm này.

Đầu tư vào sản xuất công nghệ cao để vực dậy nền kinh tế

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 5% cho năm 2024, Chính phủ Trung Quốc đã nỗ lực chuyển đổi mô hình phát triển giúp tăng trưởng GDP, ngăn chặn biến động để giảm thiểu rủi ro trong lĩnh vực bất động sản, cắt giảm các khoản chi tiêu hoang phí của chính quyền địa phương.

Theo các chuyên gia kinh tế nhận định, Trung Quốc đang thay đổi chiến lược đầu tư khi bối cảnh nhu cầu trong nước giảm sút và cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra. Chuyển đổi sang đầu tư sản xuất công nghệ cao được xem là một chính sách hợp lý để thúc đẩy sự phát triển kinh tế quốc gia trong thời đại kỹ thuật số và công nghiệp 4.0.

Tập trung sản xuất công nghệ cao tạo đà để Trung Quốc tăng cường cạnh tranh kinh tế toàn cầu. Đồng thời, quy trình sản xuất được cải tiến đã nâng cao chất lượng và hiệu suất sản xuất các sản phẩm có giá trị cao, thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế.

Ông Wang Jianfan cho biết, Bộ Tài chính sẽ đẩy mạnh giám sát và quản lý các chỉ tiêu kinh tế quan trọng như: Lạm phát, tăng trưởng GDP, thặng dư thương mại và tỷ lệ thất nghiệp… đảm bảo nền kinh tế hoạt động ổn định. Chính phủ Trung Quốc cũng triển khai những chính sách thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng và đầu tư trong nước nhằm hạn chế rủi ro từ các biến động trên thị trường quốc tế.

Theo Reuters

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: