Trang Thông Tin Xuất Nhập Khẩu IMEX NEWS - Trang Thông Tin Xuất Nhập Khẩu IMEX NEWS cung cấp dịch vụ uỷ thác bán hàng Quốc Tế, có cam kết doanh số cho khách hàng. Liên hệ 0982.515.526

13/09/2024

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Đại sứ các nước Pháp, Hoa Kỳ và Nhật Bản

Chiều 13/9, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì buổi làm việc với Đại sứ các nước: Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản để bàn giải pháp gỡ khó cho các dự án điện. Chiều 13/9/2024, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì buổi làm việc với Đại sứ các nước: Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản tại Việt Nam để trao đổi, thảo luận, đưa ra các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các Dự án nhà máy nhiệt điện Sơn Mỹ I và Sơn Mỹ II. Cùng tham dự buổi làm việc, về phía Bộ Công Thương còn có lãnh đạo các Cục, Vụ chức năng: Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực, Vụ Dầu khí và Than, Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Văn phòng Bộ... Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Đại sứ các nước Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các Dự án nhà máy Sơn Mỹ I và Sơn Mỹ II. Ảnh: Cấn Dũng Mở đầu buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Quy hoạch điện VIII đặt ra mục tiêu đến năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện phục vụ nhu cầu trong nước là 150.489 MW (không bao gồm nhập khẩu, điện mặt trời mái nhà tự dùng, năng lượng tái tạo để sản xuất năng lượng mới) và định hướng đến năm 2050, tổng công suất các nhà máy điện cần đạt 490.529 - 573.129MW. Trong đó, cơ cấu nguồn nhiệt điện khí trong nước và nhiệt điện khí hóa lỏng (LNG) đến năm 2030 sẽ đạt 37.330MW, tương ứng 24,8% tổng công suất nguồn điện (nhiệt điện khí trong nước chiếm 9,9% và nhiệt điện LNG chiếm 14,9%), chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn điện. Trong khi, nhiệt điện than, thủy điện, điện gió trên bờ và ngoài khơi lần lượt chỉ còn chiếm tỷ trọng là 20%, 19,5% và 18,5%. Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam cũng xác định vai trò quan trọng của việc phát triển điện khí và việc đưa điện khí vào sử dụng còn phù hợp với cam kết của Chính phủ tại COP26 về xu hướng sử dụng nhiên liệu giảm phát thải ròng bằng 0 vào 2050. Cũng theo Quy hoạch điện VIII, hai Dự án nhà máy Nhiệt điện BOT Sơn Mỹ I và II sẽ vận hành thương mại vào năm 2027 và 2029. Hai dự án nhiệt điện này với tổng công suất 4.500 MW nằm trong khu công nghiệp Sơn Mỹ I, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Như vậy, chỉ còn khoảng 3 đến 5 năm nữa để các dự án này đi vào hoạt động, nhưng hiện nay, vẫn còn nhiều tồn tại vướng mắc trong quá trình triển khai, vận hành các dự án. Do vậy, tại buổi làm việc hôm nay, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên yêu cầu và đề nghị Đại sứ các nước Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản... thẳng thắn trao đổi những vướng mắc, khó khăn và đề xuất các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các dự án đi vào hoạt động đúng kế hoạch, để đảm bảo nguồn cung năng lượng cho Việt Nam cũng như đảm bảo các mục tiêu mà Việt Nam đã đặt ra. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chụp ảnh chung với Đại sứ các nước Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản tại Việt Nam. Ảnh: Cấn Dũng Phát biểu tại buổi làm việc, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet đã gửi lời chia buồn sâu sắc đến Chính phủ Việt Nam cũng như những người dân Việt Nam đã và đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão số 3 và hoàn lưu của nó. Đại sứ Olivier Brochet cho biết, Pháp, Hoa Kỳ và Nhật Bản đều là những đối tác chiến lược của Việt Nam, vì vậy “chúng tôi cam kết ủng hộ Việt Nam thực hiện mục tiêu mà các bạn đề ra, trong đó có mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050”. Đại sứ Pháp tại Việt Nam cũng nhấn mạnh, Pháp, Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng nằm trong nhóm các nước cam kết Thỏa thuận hợp tác chuyển dịch năng lượng công bằng (JEPT) và hiện nay các cơ quan năng lượng của 3 nước đang hoạt động tích cực tại Việt Nam góp phần giúp Việt Nam đảm bảo quá trình chuyển dịch năng lượng. Hai Dự án Nhà máy Sơn Mỹ I và Nhà máy Sơn Mỹ II là các dự án quan trọng, vì vậy, Đại sứ Pháp tại Việt Nam cam kết sẽ đồng hành cùng Việt Nam trong quá trình xây dựng và đi đến vận hành. Tuy nhiên, Đại sứ kiến nghị Chính phủ Việt Nam cũng như Bộ Công Thương cần tháo gỡ những khó khăn hiện có tại hai dự án này, đó là về giá điện khí, về đầu tư… Những khó khăn tại hai dự án này là tương tự nhau. Tương tự, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper cũng cho biết, Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản đều là những thành viên đối tác của JEPT, do vậy, Hoa Kỳ cam kết ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam theo đuổi mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào 2050. Hoa Kỳ tin tưởng quá trình chuyển dịch năng lượng của Việt Nam, trong đó, điện khí đóng vai trò vô cùng quan trọng, vì vậy cần đẩy nhanh quá trình tháo gỡ khó khăn, tận dụng được lợi thế từ các dự án nhà máy Sơn Mỹ I và II. Đại sứ Nhật Bản cũng khẳng định tầm quan trọng của hai Dự án nhiệt điện Sơn Mỹ I và Nhiệt điện Sơn Mỹ II trong việc đảm bảo nguồn cung năng lượng, điện của Việt Nam và đảm bảo thực hiện mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, hoàn thành mục tiêu khi tham gia JEPT và đảm bảo mục tiêu “Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0” do Nhật Bản sáng lập.... Báo Công Thương sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về buổi làm việc Theo Báo Công Thương
Xem thêm

Tin tức

Xuất khẩu cá tra tháng 8 sang các thị trường tiếp đà tăng trưởng

8 tháng năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang các thị trường đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 8/2024, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang các thị trường đạt gần 191 triệu USD, tăng 12% so với tháng 8/2023. Lũy kế xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm nay đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, các sản phẩm cá tra giá trị gia tăng đạt gần 6 triệu USD trong tháng 8/2024, tăng 75% và đạt 27 triệu USD trong 8 tháng đầu năm nay, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2023. Tính đến hết tháng 8/2024, xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang khối thị trường CPTPP đạt hơn 8 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Tháng 6/2024 ghi nhận là tháng đạt giá trị cao nhất với hơn 1,3 triệu USD, tăng 35% so với tháng 6/2023. 8 tháng năm nay, Australia là thị trường tiêu thụ sản phẩm này nhiều nhất, chiếm 39% trong tổng cá tra giá trị gia tăng mà khối thị trường CPTPP nhập khẩu từ Việt Nam, với hơn 3 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2023. Tính đến thời điểm hiện tại, cá tra Việt Nam đã chinh phục được hơn 140 thị trường trên thế giới. Xuất khẩu cá tra sang các thị trường tiếp đà tăng trưởng. Ảnh: TTXVN Từ đầu năm 2024, Mỹ liên tục tăng nhập khẩu sản phẩm cá tra giá trị gia tăng từ Việt Nam. Tháng 8/2024 ghi nhận là tháng xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng Việt Nam sang Mỹ đạt giá trị cao nhất kể từ đầu năm, với gần 3 triệu USD, tăng gấp 15 lần so với tháng 8/2023. Sau Mỹ, Thái Lan là thị trường nhập khẩu nhiều thứ 3 cá tra giá trị gia tăng của Việt Nam. Tháng 8/2024, xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang thị trường này đạt gần 600 nghìn USD, tăng 17% so với tháng 8/2023. 8 tháng, tổng xuất khẩu sản phẩm này sang thị trường Thái Lan đạt hơn 4 triệu USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Anh mặc dù giảm 1% trong 8 tháng, nhưng vẫn duy trì vị trí thứ 4 về tiêu thụ sản phẩm này từ Việt Nam, và đạt gần 4 triệu USD. Tháng 8/2024 ghi nhận là tháng có giá trị xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Anh cao nhất kể từ đầu năm nay, nhưng vẫn giảm 21% so với tháng 8/2023, đạt hơn 726 nghìn USD. Tính đến hết tháng 8/2024, xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang EU đạt hơn 2,3 triệu USD, giảm 5% so với cùng kỳ. Hà Lan là thị trường tiêu thụ nhiều nhất sản phẩm này trong khối, chiếm 86% tỷ trọng, giá trị xuất khẩu đạt hơn 2 triệu USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc & Hồng Kông (Trung Quốc) là thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam, chủ yếu là cá tra phile đông lạnh. 8 tháng năm nay, các sản phẩm cá tra giá trị gia tăng cũng dần phổ biến hơn tại quốc gia tỷ dân này. Số liệu của Hải quan Việt Nam cho thấy, tháng 8/2024, xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Trung Quốc tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời đạt giá trị cao nhất kể từ đầu năm nay, với hơn 200 nghìn USD. Tính đến hết tháng 8/2024, xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang thị trường này đạt 791 nghìn USD, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2023. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) dự đoán nửa cuối năm 2024 nhu cầu tiêu thụ sẽ tiếp tục tăng khi các quốc gia bắt đầu có kế hoạch chuẩn bị cho các lễ hội, kỳ nghỉ. Giá xuất khẩu cá tra cũng được kỳ vọng sẽ phục hồi và tăng dần. Năm 2024, xuất khẩu cá tra Việt Nam dự kiến đạt 1,8 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2023. Theo Báo Công Thương
Xem thêm

Giá cà phê hôm nay 19/9/2024: Việt Nam đã xuất khẩu hơn 1,4 triệu tấn cà phê các loại

Cập nhật giá cà phê hôm nay 19/9/2024, giá cà phê trực tuyến, giá cà phê mới nhất, cà phê Robusta, cà phê nhân, cà phê Arabica hôm nay 19/9/2024. Giá cà phê thế giới rạng sáng ngày 19/9/2024, lúc 4 giờ 20 phút được cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê thế giới được MXV cập nhật liên tục, khớp với các sàn giao dịch trên thế giới, là kênh duy nhất ở Việt Nam cập nhật liên tục liên kết với các sàn giao dịch trên thế giới). Giá cà phê trực tuyến hôm nay của ba sàn giao dịch cà phê kỳ hạn chính ICE Futures Europe, ICE Futures US và B3 Brazil được Y5Cafe cập nhật liên tục trong suốt thời gian giao dịch của sàn, được trang www.giacaphe.com cập nhật như sau: Giá cà phê hôm nay 19/9/2024: Giá cà phê Robusta trên sàn London.(Ảnh: Chụp màn hình giacaphe.com Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn London ngày 19/9/2024 lúc 4h30 giao dịch ở mức 4.733 - 5.334 tấn. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 11/2024 là 5.334 USD/tấn, tăng 31 USD/tấn; kỳ hạn giao hàng tháng 1/2025 là 5.070 USD/tấn, tăng 30 USD/tấn; kỳ hạn giao hàng tháng 3/2025 là 4.871 USD/tấn, tăng 36 USD/tấn và kỳ hạn giao hàng tháng 5/2025 là 4.733USD/tấn, tăng 41 USD/tấn. Giá cà phê hôm nay 19/9/24: Giá cà phê Arabica New York (Ảnh: Chụp màn hình giacaphe.com Giá cà phê Arabica trên sàn New York sáng ngày 19/9/2024 sắc đỏ chiếm ưu thế, mức giảm từ 0 - 0.10 cent/lb. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 12/2024 là 264.40 cent/lb, giảm 0.10%; kỳ giao hàng tháng 3/2025 là 262.30 cent/lb giảm 0.05%); kỳ giao hàng tháng 5/2025 là 259.85 cent/lb (giảm 0%) và kỳ giao hàng tháng 7/2025 là 256.60 giảm 0 %. Giá cà phê hôm nay 19/9/2024: Giá cà phê Arabica Brazil. (Ảnh: Chụp màn hình giacaphe.com) Giá cà phê Arabica Brazil sáng ngày 19/9/2024 tăng, giảm trái chiều. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 9/2024 là 311.70 USD/tấn, giảm 0.42%; kỳ giao hàng tháng 12/2024 là 311.85 USD/tấn (tăng 0.55 %); kỳ giao hàng tháng 3/2025 là 312.10 USD/tấn, giảm 0.22% và giao hàng tháng 5/2025 là 319.50 USD/tấn, tăng 2.63%. Cà phê Robusta giao dịch trên sàn ICE Futures Europe (sàn London) mở cửa lúc 16:00 và đóng cửa lúc 00:30 (hôm sau), giờ Việt Nam. Cà phê Arabica trên sàn ICE Futures US (sàn New York) mở cửa lúc 16:15 và đóng cửa lúc 01:30 (hôm sau), giờ Việt Nam. Đối với cà phê Arabica giao dịch trên sàn B3 Brazil sẽ mở cửa từ 19:00 - 02:35 (hôm sau), giờ Việt Nam. Giá cà phê trong nước được cập nhật lúc 4h30 phút ngày 19/9/2024 như sau, thị trường cà phê trong nước hôm nay tăng 200 đồng/kg nằm trong khoảng 123.000 - 123.400. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 123.300đ đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Gia Lai, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum là 123.400 đồng/kg. Giá cà phê hôm nay 19/9/2024: Việt Nam đã xuất khẩu hơn 1,4 triệu tấn cà phê các loại Cụ thể, giá cà phê thu mua tại tỉnh Gia Lai (Chư Prông) là 123.400 đồng tăng 200 đồng/kg so với ngày hôm qua, ở Pleiku và La Grai cùng giá 123.300 đồng/kg. Tại tỉnh Kon Tum ở mức giá 123.400 đồng/kg tăng 200 đồng/kg so với ngày hôm qua; Tại tỉnh Đắk Nông cà phê được thu mua với giá 123.400 đồng/kg tăng 200 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà, cà phê được thu mua với giá 123.000 đồng/kg tăng 200 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá cà phê hôm nay (ngày 19/9) tại tỉnh Đắk Lắk; ở huyện Cư M'gar cà phê được thu mua ở mức khoảng 123.400 đồng/kg tăng 200 đồng/kg, còn tại huyện Ea H'leo, thị xã Buôn Hồ được thu mua ở mức 123.300 đồng/kg. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 8 tháng đầu năm, khối lượng cà phê xuất khẩu đạt 1 triệu tấn, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này về vẫn tăng tới 35,6%, lên tới hơn 4 tỷ USD. Trong tháng 8, giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam đã thiết lập mức cao kỷ lục mới là 5.278 USD/tấn, tăng 6,6% so với tháng trước và tăng tới 73% (2.226 USD/tấn) so với cùng kỳ năm ngoái Tính chung 8 tháng đầu năm, giá xuất khẩu cà phê tăng 54,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt bình quân 3.800 USD/tấn. Như vậy, kết thúc 11 tháng niên vụ 2023-2024 (tháng 10/2023 đến tháng 8/2024), Việt Nam đã xuất khẩu hơn 1,4 triệu tấn cà phê các loại, giảm 12,3% so với cùng kỳ niên vụ trước và chiếm khoảng 96% trong tổng số sản lượng vào khoảng 1,47 triệu tấn của niên vụ hiện tại. Nếu không tính lượng tồn kho từ niên vụ trước chuyển sang, Việt Nam chỉ còn khoảng gần 60.000 tấn cà phê để xuất khẩu trong tháng cuối cùng của niên vụ 2023 - 2024. Nguồn cung được cho là sẽ chỉ cải thiện trong 1 - 2 tháng tới khi bước vào vụ thu hoạch mới. Như vậy, lượng cà phê xuất khẩu đã giảm tháng thứ 7 liên tiếp và tháng thứ 10 kể từ đầu niên vụ 2023 - 2024 đến nay. Điều này cho thấy lượng tồn kho trong nước đã cạn kiệt và tình trạng thiếu hụt nguồn cung từ Việt Nam trong niên vụ 2023 - 2024, một yếu tố được phản ánh rõ ràng trong các mức giá cao kỷ lục được thiết lập trong thời gian qua. Bảng giá cà phê hôm nay 19/9/2024 *Thông tin mang tính chất tham khảo, giá có thể thay đổi tùy theo khu vực và địa phương
Xem thêm

Hải quan xử lý 11.555 vụ vi phạm trong 8 tháng

Với vai trò cơ quan tham mưu, giúp việc cho cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã cụ thể hóa và triển khai các kế hoạch, chương trình công tác trọng tâm, trọng điểm ở từng địa bàn, nhằm cảnh báo, hướng dẫn về công tác kiểm soát chống buôn lậu trong địa bàn kiểm soát hải quan.   Theo thông tin được Tổng cục Hải quan đưa ra chiều ngày 10/9, trong tháng 8/2024 toàn ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 1.735 vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 3.251 tỷ đồng. Trong đó, cơ quan Hải quan chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 12 vụ; số tiền thu nộp ngân sách nhà nước 62,1 tỷ đồng. Tính chung trong 8 tháng, ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 11.555 vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 21.629 tỷ đồng. Cơ quan Hải quan đã khởi tố 16 vụ, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 113 vụ; số tiền thu nộp ngân sách nhà nước 474,8 tỷ đồng. Về kết quả công tác đấu tranh phòng, chống ma túy, tháng 8 ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng Công an, Bộ đội Biên Phòng, phát hiện, bắt giữ 20 vụ, 29 đối tượng (trong đó cơ quan Hải quan chủ trì 5 vụ), tang vật thu được gồm 164,37 kg ma tuý các loại. Luỹ kế 8 tháng, ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng Công an, Bộ đội Biên Phòng, phát hiện, bắt giữ 225 vụ, 269 đối tượng (trong đó cơ quan Hải quan chủ trì 82 vụ), tang vật thu được gồm 1,55 tấn ma tuý các loại. Về hoạt động xuất nhập khẩu, ngành Hải quan đã làm thủ tục thông quan thông suốt cho lượng hàng hóa có tổng kim ngạch đạt 70,65 tỷ USD trong tháng 8, tăng 0,8% (tương ứng tăng 533 triệu USD) so với tháng trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 37,59 tỷ USD, tăng 3,7% (tương ứng tăng 1,35 tỷ USD); nhập khẩu đạt 33,06 tỷ USD, giảm 2,4% (tương ứng giảm 821 triệu USD). Đáng chú ý, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 8 thặng dư tới 4,53 tỷ USD. Tính chúng 8 tháng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7% (tương ứng tăng 73,07 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 265,09 tỷ USD, tăng 15,8% (tương ứng tăng 36,13 tỷ USD) và nhập khẩu đạt 246,02 tỷ USD, tăng 17,7% (tương ứng tăng 36,95 tỷ USD). Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong 8 tháng thặng dư 19,08 tỷ USD, thấp hơn 4,1% so với con số thặng dư 19,9 tỷ USD của cùng kỳ năm trước.
Xem thêm

Hải quan đường sắt Lào Cai đảm bảo thông quan thông suốt

Lãnh đạo Chi cục Hải quan ga đường sắt quốc tế Lào Cai (Cục Hải quan Lào Cai) cho biết, đơn vị đảm bảo các điều kiện để thông quan hàng hóa sau khi tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai được khôi phục. Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan đường sắt quốc tế Lào Cai. Ngày 15/9, tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai được khôi phục sau nhiều ngày tạm dừng do ảnh hưởng của bão lũ (tạm dừng từ ngày 7/9/2024). Ngày 16/9, trao đổi với phóng viên, lãnh đạo Chi cục Hải quan đường sắt quốc tế Lào Cai cho biết, đơn vị sẵn sàng các điều kiện để đảm bảo hoạt động thông quan hàng hóa qua địa bàn thông suốt. Về tình hình xuất nhập khẩu tại đơn vị, cập nhật từ đầu năm đến 12/9, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng quá cảnh qua địa bàn đơn vị đạt 266,87 triệu USD; trong đó, xuất khẩu đạt 217,32 triệu USD; nhập khẩu đạt 20,68 triệu USD. Ở địa bàn xuất nhập khẩu quan trọng nhất của Lào Cai là cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai cho biết, sau 2 ngày tạm dừng do ảnh hưởng của mưa lũ (ngày 9-10/9), từ 11/9 đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành diễn ra thông suốt với khoảng 400-500 xe hàng xuất nhập khẩu/ngày. Theo Haiquanonline
Xem thêm

Tỷ giá USD hôm nay 19/9/2024: Đồng USD tăng giá

Tỷ giá USD hôm nay 19/9/2024: Đồng USD tăng cao hơn trong giao dịch hỗn loạn sau khi Cục Dự trữ Liên bang cắt giảm lãi suất nửa phần trăm. Tỷ giá USD hôm nay 19/9/2024 Tỷ giá USD hôm nay 19/9/2024, USD VCB tăng 50 đồng, trong khi đó, đồng USD Tỷ giá trung tâm VND/USD hôm nay được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố điều chỉnh mức 24.141 VND/USD, tăng 4 đồng so với phiên giao dịch ngày 18/9. Hiện tỷ giá được phép giao dịch của các ngân hàng thương mại (NHTM) dao động từ 23.400 – 25.450 VND/USD. Tỷ giá đồng USD cũng đã được Sở giao dịch NHNN đưa về phạm vi mua bán từ 23.400 đến 25.450 VND/USD. Tỷ giá USD ngân hàng, tỷ giá ngoại tệ và giá USD trong nước vào sáng nay ghi nhận tăng tại các ngân hàng. Cụ thể, Vietcombank có mức mua vào là 24,400 và mức bán ra là 24,770, tăng 50 đồng so với giá ở chiều bán so với phiên giao dịch ngày 18/9. Giá mua và bán USD hiện tại nằm trong khoảng từ 24.000 - 25.500 VND/USD. Tỷ giá USD hôm nay ngày 19/9/2024 trên thị trường thế giới Chỉ số Dollar Index (DXY), đo lường đồng USD với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF), đã dừng ở mức 100,93 điểm, giảm 0,18 điểm so với giao dịch ngày 18/9/2024. Diễn biến tỷ giá USD (DXY) những ngày vừa qua (Nguồn: Investing) Đồng USD tăng cao hơn trong giao dịch hỗn loạn sau khi Cục Dự trữ Liên bang cắt giảm lãi suất nửa phần trăm vào thứ Tư, với lý do tin tưởng hơn rằng lạm phát sẽ tiếp tục giảm xuống mục tiêu 2% hàng năm của ngân hàng trung ương Hoa Kỳ. Cục Dự trữ Liên bang đã cắt giảm lãi suất qua đêm xuống mức 4,75%-5,00% và các nhà hoạch định chính sách dự kiến ​​lãi suất chuẩn của Fed sẽ giảm thêm nửa điểm phần trăm vào cuối năm nay, thêm một điểm phần trăm nữa vào năm 2025 và giảm thêm nửa điểm phần trăm nữa vào năm 2026, kết thúc ở mức 2,75%-3,00%.   Đồng USD ban đầu giao dịch ở mức thấp hơn sau thông báo của Fed, nhưng đã thu hẹp mức lỗ sau khi Chủ tịch Jerome Powell kết thúc cuộc họp báo. Chỉ số USD tăng 0,05% trong ngày ở mức 100,970. Trước đó, chỉ số này đạt 100,21, mức thấp nhất kể từ tháng 7 năm 2023. Đồng Euro giảm 0,01% xuống còn 1,111275 USD. Đồng bạc xanh ổn định ở mức 142,370 Yen Nhật. "Đây là động thái ôn hòa hơn. Chắc chắn không phải là động thái diều hâu", Vassili Serebriakov, chiến lược gia vĩ mô và ngoại hối tại UBS ở New York cho biết. "Cách chúng tôi nghĩ về vấn đề này trước khi có thông báo là bạn biết rằng việc cắt giảm 50 điểm cơ bản là tiêu cực đối với đồng đô la. Nếu họ cắt giảm 25 điểm cơ bản, sẽ có những kịch bản khác nhau mà đồng USDcó thể hoạt động. Nhưng việc cắt giảm 50 điểm cơ bản rõ ràng là tiêu cực đối với đồng USD", Serebriakov nói thêm. Trong cuộc họp báo, Powell cho biết ông không thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy suy thoái hoặc thậm chí là suy thoái kinh tế sắp tới. "Tôi không thấy bất cứ điều gì trong nền kinh tế hiện tại cho thấy khả năng xảy ra suy thoái", Powell nói. "Bạn thấy tăng trưởng ở mức vững chắc, bạn thấy lạm phát giảm và bạn thấy thị trường lao động vẫn ở mức rất vững chắc". Sau động thái tăng lãi suất của Fed, hợp đồng tương lai lãi suất quỹ liên bang, thước đo chi phí cho các khoản vay qua đêm không được bảo đảm giữa các ngân hàng, đã định giá khoảng 70 điểm cơ bản cho nhiều đợt cắt giảm lãi suất hơn nữa trong năm nay. Một phần được theo dõi chặt chẽ của đường cong lợi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ đo lường khoảng cách giữa lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm và 10 năm, được coi là chỉ báo về kỳ vọng kinh tế, đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 7 năm 2022 sau khi Fed cắt giảm lãi suất. Lần gần nhất là ở mức 7,8 điểm cơ bản. Đồng bảng Anh, đồng tiền G10 có hiệu suất tốt nhất trong năm, tăng 0,28% lên 1,3200 USD. Đồng nhân dân tệ tăng giá so với đồng USD ở mức 7,0780 đổi 1 USD trong giao dịch ngoài khơi, trở thành đồng tiền mạnh nhất kể từ tháng 6 năm 2023. "Thị trường khá cân bằng 50-50 khi đưa ra quyết định. Vì vậy, rõ ràng là một nửa thị trường đều bất ngờ. Và rõ ràng là Fed đang cố gắng thoát khỏi sự suy thoái của nền kinh tế Hoa Kỳ và cung cấp hỗ trợ. Nhưng cho đến nay, phản ứng trên thị trường không quá điên rồ", Brad Bechtel, giám đốc FX toàn cầu tại Jefferies ở New York cho biết. Tỷ giá USD ngày 18/9/2024. Ảnh minh hoạ
Xem thêm

Ngày Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam tại Pháp – cầu nối thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hóa

Ngày Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài lần thứ I được tổ chức tại Pháp góp phần thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Việt Nam với Pháp và châu Âu. Ngày 13/09, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp (CCV) đã diễn ra chương trình “Ngày Văn hoá Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài lần thứ I”, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về xây dựng văn hóa kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp Việt Nam. Chương trình "Ngày Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài lần thứ I" được tổ chức bởi Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và Hiệp hội Phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam (VNABC). Với chủ đề “Văn hóa kinh doanh Việt Nam và Châu Âu: góc nhìn đan xen", chương trình được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của văn hóa kinh doanh trong phát triển kinh tế - xã hội và bền vững, đồng thời thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Việt Nam với Pháp và châu Âu. Ông Vũ Anh Sơn - Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Pháp cho biết, trong khuôn khổ chương trình, có nhiều hoạt động phong phú chào mừng kỷ niệm 79 năm thành lập nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam như: Ngày văn hoá doanh nghiệp Việt Nam: nơi các doanh nghiệp Việt Nam và châu Âu có cơ hội gặp gỡ và kết nối; Tọa đàm: “Văn hoá kinh doanh Việt Nam và châu Âu: Góc nhìn đan xen" với các diễn giả đến từ Việt Nam, Pháp và các nước châu Âu với mục đích tạo ra một diễn đàn thảo luận về môi trường văn hóa kinh doanh tại châu Âu, từ những chuẩn mực pháp luật, an toàn lao động đến trách nhiệm xã hội. Tọa đàm cũng là dịp để doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm thành công và thách thức trong việc hòa nhập vào văn hóa kinh doanh của nhau. Cũng trong khuôn khổ Chương trình, Triển lãm Sơn mài Việt Nam giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc Việt Nam đến người dân Pháp và doanh nghiệp Pháp từ lịch sử trải dài đến hiện tại; sự kiện Giới thiệu ẩm thực Việt Nam: một hành trình khám phá hương vị độc đáo từ các món ăn truyền thống được các nhà hàng Việt Nam tại Pháp phối hợp với Đại sứ quán thực hiện. Ngoài ra, Chương trình còn bao gồm các hoạt động nghệ thuật khác: chương trình nghệ thuật được biểu diễn bởi các nghệ sỹ Việt Nam và dàn nhạc đến từ Macedonia do nhạc trưởng Lê Phi Phi nhằm tôn vinh nét đẹp văn hóa và nghệ thuật của Việt Nam, kết nối với bạn bè quốc tế. Đáng chú ý, trong khuôn khổ chương trình, dưới sự hỗ trợ Đại sứ quán, Hiệp hội Phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam (VNABC) và sự kết nối doanh nghiệp của Thương vụ Việt Nam tại Pháp, Công ty Cổ phần NPD Việt Nam và Công ty ACEM (Pháp) đã ký kết biên bản ghi nhớ để cùng phát triển xuất khẩu mặt hàng gia vị, trà thực dưỡng phù hợp với trào lưu thực phẩm xanh giảm khí thải carbon vừa được Pháp - nước chủ nhà Olympic 2024 khởi xướng. Trong khuôn khổ chương trình “Ngày Văn hoá Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài lần thứ I”, đại diện Công ty Cổ phần NPD Việt Nam và Công ty ACEM (Pháp) đã ký kết biên bản ghi nhớ để cùng phát triển xuất khẩu mặt hàng gia vị, trà thực dưỡng. Ông Vũ Anh Sơn nhìn nhận, chương trình được tổ chức với nhiều nội dung đa dạng, góc nhìn sâu sắc về phát triển văn hóa doanh nghiệp, đưa lại những hiểu biết qua lại và tiếp cận giữa các nền văn hóa châu Á và châu Âu, mở ra các cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Pháp nói riêng và với doanh nghiệp các nước châu Âu nói chung. ‘’Đây là sự kiện quan trọng giúp cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam tại Pháp và châu Âu có cơ hội hiểu sâu hơn về văn hóa kinh doanh hai chiều, từ đó mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong tương lai. Biên bản ghi nhớ giữa hai công ty lần này là minh chứng ban đầu cho những bước đi đúng đắn và cho thấy những tiềm năng hợp tác xa hơn nữa cho cả hai bên’’- ông Vũ Anh Sơn nhận định. Tại Pháp, các sản phẩm thực dưỡng lần đầu tiên được trưng bày tại Diễn đàn của NPD Việt Nam đáp ứng các tiêu chí mặt hàng xuất khẩu mới. Ngoài phù hợp với thị hiếu thị trường, các dòng sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao, hướng tới xuất khẩu bền vững. Cùng với sự kết nối của Thương vụ Việt Nam tại Pháp đã giúp công ty có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ đến Pháp, làm bàn đạp để phát triển ra các quốc gia trong khu vực châu Âu. Trực tiếp tham dự, bà Trần Thị Luyến - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần NPD Việt Nam cho biết, tham gia sự kiện lần này, NPD Việt Nam mang đến những sản phẩm gia vị thực dưỡng được chế biến từ nguồn nguyên liệu tinh sạch nhất, tự nhiên và giàu dinh dưỡng, an toàn với sức khỏe con người.Các sản phẩm gia vị thực dưỡng của NPD Việt Nam đều đạt tiêu chuẩn ISO 22000:2018 và FDA Hoa Kỳ, đây là tiền đề quan trọng để thương hiệu vươn tầm thế giới. “Được sự hỗ trợ của Thương vụ Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và Hiệp hội phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, NPD Việt Nam không chỉ có cơ hội mang những sản phẩm gia vị thực dưỡng của mình đến với thị trường châu Âu để quảng bá và giới thiệu mà còn bước đầu được phân phối tại các siêu thị tại thị trường Pháp. Đây là một trong những bước tiến lớn của NPD Việt Nam trong hành trình chinh phục khách hàng trên toàn cầu và tiên phong ghi dấu thương hiệu gia vị Việt Nam trên bản đồ thế giới” - bà Trần Thị Luyến nhấn mạnh. Theo Báo Công Thương
Xem thêm

Cẩm nang hỏi đáp những vấn đề cần lưu ý trong kinh doanh với thị trường Đức

Đức là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới và là nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Đức cũng là nước dẫn đầu thế giới về nhiều lĩnh vực trong đó có những sản phẩm hoá chất, cơ khí, công nghệ cao. Với dân số trên 80 triệu dân có mức sống cao, Đức là một trong những thị trường tiêu thụ mạnh mẽ nhất thế giới, mang đến rất nhiều cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, công nghệ cao, đến các dịch vụ tài chính và kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng, nông sản thực phẩm và đồ uống. Nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam nắm vững những thông tin về thị trường và những lưu ý khi hợp tác kinh doanh với Đức, Thương vụ Việt Nam tại CHLB Đức đã tiến hành nghiên cứu và biên soạn cuốn “Cẩm nang hỏi đáp những vấn đề lưu ý trong kinh doanh với thị trường Đức”. Nội dung cẩm nang sẽ giải đáp những câu hỏi phổ biến liên quan đến các khía cạnh thị trường, tâm lý tiêu dùng, các quy định và chính sách quản lý nhập khẩu các sản phẩm cũng như các quy định có thể tác động đến chuỗi sản xuất và cung ứng của doanh nghiệp Việt Nam. Doanh nghiệp quan tâm có thể tham khảo tại đây. Theo https://vietnamexport.com/
Xem thêm

Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga

Các công ty Trung Quốc đang đầu tư vào ngành sản xuất của Nga như ôtô, điện thoại thông minh, máy móc xây dựng; một số nhà sản xuất ôtô Bắc Kinh hiện đang lắp ráp ôtô ở Nga để thúc đẩy nội địa hóa. Khách tham quan Diễn đàn Kinh tế Phương Đông (EEF) lần thứ 9 tại Vlapostok, Nga, ngày 3/9. (Ảnh: Xinhua) Tờ Global Times ngày 7/9 dẫn lời Chủ tịch Hiệp hội Phát triển nước ngoài Trung Quốc, He Zhenwei, nói rằng "tiềm năng hợp tác giữa Trung Quốc và Nga ở Viễn Đông là rất lớn,” trong đó đầu tư của Trung Quốc vào lĩnh vực sản xuất của Nga đã trở thành điểm sáng mới. Theo quan chức trên, tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông (EEF) lần thứ 9 tổ chức tại thành phố Vlapostock, Nga, kết thúc hôm 6/9, ba công ty thành viên của Hiệp hội Phát triển nước ngoài Trung Quốc đã trao đổi với các đối tác Nga về việc xây dựng nhà thông minh và sản xuất robot, dự kiến sẽ hợp tác hơn nữa trong các lĩnh vực mới nổi. Các công ty Trung Quốc đã bắt đầu đầu tư vào ngành sản xuất của Nga, bao gồm ôtô, điện thoại thông minh và máy móc xây dựng. Một số nhà sản xuất ôtô Trung Quốc hiện đang lắp ráp ôtô ở Nga để thúc đẩy nội địa hóa. Ông Zhao Xiangyu, Chủ tịch Công ty Nông nghiệp Liangtai có trụ sở ở tỉnh Hắc Long Giang, người đã thành lập một công ty nông nghiệp ở vùng Primorye, Viễn Đông của Nga, lạc quan về triển vọng hợp tác kinh tế và thương mại Trung-Nga. Theo ông Zhao, "Nga có đất nông nghiệp rộng lớn và nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào để sản xuất ngũ cốc, rau, trái cây và các sản phẩm chăn nuôi trong khi Trung Quốc có nhu cầu lớn về nông sản.” Diễn đàn EEF lần thứ 9 thu hút hơn 7.100 người tham gia đến từ 75 quốc gia. Trong số này có khoảng 2.500 đại biểu đến từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước Nga, đại diện cho hơn 1.100 công ty./.
Xem thêm

Giá nhà ở Canada có thể đạt mức cao mới vào năm 2026

Giá nhà ở Canada có thể đạt mức đỉnh tương tự như năm 2022 vào năm tới và đạt mức cao mới vào năm 2026. Số lượng nhà cho thuê tại Canada tăng trong năm 2023 - Ảnh minh họa: besthomesbc.com Theo báo cáo về triển vọng thị trường nhà ở mới nhất của Tập đoàn Nhà ở và Thế chấp (CMHC) của Canada, giá nhà có thể đạt mức đỉnh tương tự như năm 2022 vào năm tới và đạt mức cao mới vào năm 2026. Số lượng nhà cho thuê trên thị trường tăng trong năm 2023, nguồn cung được dự báo không theo kịp nhu cầu, dẫn đến giá thuê cao hơn và tỉ lệ nhà trống thấp hơn trong những năm tới. Chuyên gia kinh tế trưởng Bob Dugan của CMHC cho biết các điều kiện tài chính không thuận lợi sẽ khiến các công ty xây dựng nhà gặp khó khăn hơn, trong việc bắt đầu các dự án cho thuê mới vào năm 2024. Nhưng đến năm 2025-2026, lãi suất sẽ thấp, sự hỗ trợ liên tục của chính phủ và các chính sách khuyến khích mật độ dân số cao ở các trung tâm đô thị sẽ khiến nhiều dự án trở nên khả thi hơn. Theo CMHC, trong ba năm tới, lãi suất thế chấp giảm và tốc độ tăng dân số mạnh nhất của đất nước kể từ những năm 1950 có thể sẽ thúc đẩy doanh số bán và giá nhà phục hồi. Tính đến cuối năm 2023, doanh số bán nhà đã giảm khoảng 1/3 so với mức đỉnh điểm vào đầu năm 2021. Khi lãi suất thế chấp và sự không chắc chắn về kinh tế giảm vào nửa cuối năm 2024, người mua sẽ bắt đầu quay trở lại thị trường. Sự trỗi dậy này cũng sẽ được thúc đẩy bởi sự thay đổi nhu cầu đối với những ngôi nhà và giá thấp hơn trên thị trường khắp Canada. CMHC dự đoán hoạt động bán hàng từ năm 2025 - 2026 sẽ vượt qua mức trung bình 10 năm qua một chút, nhưng vẫn ở dưới mức kỷ lục được ghi nhận từ năm 2020 đến năm 2021, do giá nhà ở vẫn còn đắt đỏ. Số lượng nhà mới xây ở Canada dự kiến sẽ giảm trong năm nay, trước khi phục hồi vào năm 2025 và 2026, phản ánh tác động trễ của lãi suất cao hơn đối với hoạt động xây dựng mới. Một báo cáo tuần trước của cơ quan này cho thấy 137.915 căn hộ mới đã được khởi công xây dựng trong năm 2023 trên sáu thành phố lớn nhất của Canada, gần tương đương với mức của ba năm qua.
Xem thêm

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG

Nhập khẩu sầu riêng tươi của Trung Quốc dự kiến vượt 10 tỷ USD

Mỗi năm, Trung Quốc nhập khẩu 7 tỷ USD sầu riêng tươi. Dự kiến vài năm tới, con số này sẽ vượt mức 10 tỷ USD. Xuất khẩu sầu riêng: Cơ hội kèm thách thức Ngày 19/8 vừa qua, trong chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư về xuất khẩu mặt hàng sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc. Ông Huỳnh Tấn Đạt - Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - nhận định, hiện nay, xuất khẩu sầu riêng đông lạnh đang là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho các doanh nghiệp, người dân và địa phương trong việc triển khai tổ chức sản xuất cũng như xuất khẩu. Trung Quốc yêu cầu các công đoạn như tách vỏ, tách múi và chế biến khác của sầu riêng đông lạnh phải được thực hiện bởi các nhân viên được chỉ định. Ảnh: Minh Quý “Năm 2023, Trung Quốc đã chi khoảng 6,7 tỷ USD để nhập khẩu sầu riêng tươi từ các nước và 1 tỷ USD để nhập khẩu sầu riêng đông lạnh từ Thái Lan và Malaysia. Với Nghị định thư vừa ký kết, năng lực hiện tại và nhu cầu của thị trường Trung Quốc, dự báo kim ngạch xuất khẩu sầu riêng đông lạnh của Việt Nam năm 2024 có thể đạt 300 triệu USD nếu sớm hoàn thành được đăng ký doanh nghiệp có thể sớm xuất khẩu”, ông Huỳnh Tấn Đạt nói. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn trên thế giới. Việc mở cửa thị trường này nhằm tận dụng được lợi thế của thị trường Việt Nam tại Trung Quốc. Tuy nhiên, ngành sầu riêng cấp đông Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều thách thức, cần nhận diện đầy đủ để đối phó, đặc biệt là vấn đề về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc… Ông Nguyễn Quang Hiếu – Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho biết, mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu sầu riêng tươi trị giá 7 tỷ USD, dự kiến vài năm tới, con số này sẽ vượt mức 10 tỷ USD. Năm ngoái, Trung Quốc nhập 1 tỷ USD sầu riêng đông lạnh. Con số này dự kiến cũng sẽ tăng. Về thế mạnh của sầu riêng đông lạnh, ông Nguyễn Quang Hiếu cho biết, sầu riêng tươi chỉ có 30% là cơm, 70% là hạt, vỏ phải loại bỏ, gây ô nhiễm môi trường. Người tiêu dùng ở Trung Quốc sẽ sớm chuyển sang sản phẩm đông lạnh, vì nó phù hợp hơn. Sầu riêng đông lạnh có thời gian bảo quản dài, có thể sử dụng luôn hoặc dùng làm nguyên liệu cho sản phẩm khác. Một trong các thách thức mà nông dân, doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt là Trung Quốc đang thử nghiệm 2.700ha sầu riêng tại phía nam đảo Hải Nam. Tiếp đến, việc một số doanh nghiệp Việt Nam chưa có ý thức tuân thủ Nghị định thư đã ký giữa hai nước, khiến nhiều vi phạm kỹ thuật xảy ra. “Nếu không chấn chỉnh, không nâng cao nhận thức về tuân thủ quy định, Trung Quốc sẽ có biện pháp xử lý. Đây là điều rất không đáng có, chỉ vì vài doanh nghiệp vi phạm mà cả ngành hàng bị ảnh hưởng”, ông Hiếu nói. Những lưu ý cho doanh nghiệp xuất khẩu Theo Lệnh 248, các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài xuất khẩu vào Trung Quốc phải thực hiện quy định đăng ký mới. Quy định này yêu cầu các cơ sở phải đăng ký và được cấp phép trước khi xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Trung Quốc. Hiện, Trung Quốc chưa yêu cầu đối với mỗi lô hàng xuất khẩu có phiếu phân tích về ATTP và kiểm soát về lạnh. Ảnh: Minh Quý Lệnh 248 quy định việc đăng ký xuất khẩu sản phẩm thủy sản trên Hệ thống Thương mại Một cửa (CIFER) của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC). Doanh nghiệp cần có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) được GACC đánh giá theo 13 tiêu chí và công nhận là tương đương với tiêu chuẩn của Trung Quốc. Một số tiêu chí gồm tiêu chuẩn và biện pháp quản lý nguyên liệu thô, truy xuất nguồn gốc, thiết lập và vận hành hệ thống HACCP, làm sạch và tiệt trùng, kiểm soát hóa chất/chất thải… Đối với sầu riêng đông lạnh, doanh nghiệp phải thiết lập một hệ thống quản lý ATTP hiệu quả. Kho chứa lạnh cần đáp ứng tiêu chuẩn, cũng như chất lượng nước, nước đã, hơi nước dùng trong quá trình sản xuất phải đảm bảo. Sau khi nhận hồ sơ từ doanh nghiệp, GACC sẽ thẩm tra, xử lý hồ sơ và thông báo kết quả trên hệ thống CIFER. Doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu sẽ nhận được số đăng ký tại Trung Quốc. Giấy phép đăng ký có hiệu lực trong 5 năm kể từ ngày cấp. Bà Nguyễn Thị Thái Thanh - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Ban Mê Green Farm - cho biết, doanh nghiệp đã hoạt động trong lĩnh vực cấp đông sầu riêng từ năm 2022, với sản lượng dự kiến năm nay đạt 4.000 - 5.000 tấn. Theo Điều II của Nghị định thư về yêu cầu kiểm tra, kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm đối với sầu riêng đông lạnh xuất khẩu sang Trung Quốc, phía Việt Nam phải đảm bảo rằng các công đoạn như tách vỏ, tách múi và chế biến khác của sầu riêng đông lạnh được thực hiện bởi các nhân viên được chỉ định. Để ngăn ngừa lây nhiễm chéo, nhân viên này phải làm việc trong khu vực sản xuất trong suốt quá trình chế biến và đóng gói. Đối với doanh nghiệp, việc hiểu rõ các tiêu chí về "nhân viên được chỉ định" là rất quan trọng để đảm bảo tuyển chọn đúng người, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm. Ông Huỳnh Tấn Đạt cũng cho biết, trong tiêu chí đánh giá doanh nghiệp xuất khẩu, có yêu cầu về việc thiết lập và vận hành hệ thống HACCP. Theo đó, nhân viên cần được đào tạo và cấp chứng nhận HACCP. Khi đạt được các chứng nhận này, doanh nghiệp sẽ có đội ngũ nhân lực đạt chuẩn, đảm bảo an toàn thực phẩm cho sầu riêng đông lạnh xuất khẩu. Ông Huỳnh Tấn Đạt lưu ý, các doanh nghiệp xuất khẩu, cơ sở đóng gói, vùng trồng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tại Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật và an toàn thực vật đối với xuất khẩu sầu riêng đông lạnh từ Việt Nam sang Trung Quốc. Bên cạnh đó, cần tập trung xây dựng thương hiệu cho sản phẩm sầu riêng, sầu riêng đông lạnh của Việt Nam, đầu tư nâng cấp công nghệ cấp đông, kỹ thuật và chất lượng sản phẩm để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Để có thể xuất khẩu sầu riêng đông lạnh vào thị trường Trung Quốc, Cục Bảo vệ Thực vật sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, quy định cho các địa phương, hiệp hội, vùng trồng, cơ sở đóng gói, doanh nghiệp xuất khẩu. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm trong sản xuất, đóng gói sầu riêng đông lạnh và trong việc sử dụng mã số, kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm. Hỗ trợ hiệp hội, doanh nghiệp xuất khẩu, các vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng đông lạnh duy trì các điều kiện đáp ứng yêu cầu kiểm soát về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và việc tuân thủ theo các quy định của nước nhập khẩu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Bảo vệ thực vật chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp, cơ sở đóng gói để triển khai thực hiện tốt các quy định của Nghị định thư sầu riêng đông lạnh trong thời gian tới. Theo ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, xuất khẩu rau quả Việt Nam trong 8 tháng đầu năm đạt gần 5 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất, chiếm trên 65% thị phần. Nước này chi gần 3,1 tỷ USD mua rau quả từ Việt Nam. Xuất khẩu rau quả tăng trưởng mạnh, đặc biệt nhờ nhu cầu mua sầu riêng từ Trung Quốc. Dự báo, xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sẽ đạt 400 - 500 triệu USD năm nay. Theo Báo Công Thương
Xem thêm

8 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng gần 98% về lượng

8 tháng năm, xuất khẩu hồ tiêu sang Đức đạt 12.133 tấn, tương đương trị giá 63,7 triệu USD, tăng 97,5% về lượng và tăng 151,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8, Việt Nam xuất khẩu 19.420 tấn hồ tiêu, đạt 116,7 triệu USD giảm 10,9% về lượng và 10,1% về trị giá so với tháng 7 năm 2024. Lũy kế, 8 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 182.930 tấn với trị giá gần 878 triệu USD, giảm 2,7% về lượng nhưng tăng 42,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Nguồn: Tổng cục Hải quan Cũng trong tháng 8, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang thị trường Đức 1.080 tấn, trị giá 6,4 triệu USD, giảm 24,4% về lượng và 29,2% về trị giá so với tháng trước, nhưng tăng tới 74,2% về lượng và 2,4 lần về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 8 tháng đầu năm, xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường này đạt 12.133 tấn, tương đương trị giá 63,7 triệu USD, tăng mạnh 97,5% về lượng và 2,5 lần (151,8%) về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, Đức đã vươn lên vị trí thứ hai về thị trường xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sau Mỹ, với thị phần tăng từ 3,3% của cùng kỳ lên 6,6% trong 8 tháng đầu năm. Còn theo số liệu từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), nhập khẩu hồ tiêu của Đức cũng đang tăng lên, tính đến hết tháng 6 năm nay đạt 12.029 tấn, trị giá 57,6 triệu EUR, tăng 25,4% về lượng và 31,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. 8 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng gần 98% về lượng. Ảnh minh họa Đức hiện đang là nhà nhập khẩu tiêu lớn nhất tại Liên minh châu Âu và Việt Nam là quốc gia cung cấp lớn nhất cho nước này. Theo đó, nhập khẩu tiêu của Đức từ Việt Nam trong 6 tháng đạt 6.652 tấn, tăng 67,7% so với cùng kỳ và chiếm hơn một nửa (55,3%) tổng lượng tiêu nhập khẩu của nước này, đồng thời mở rộng đáng kể so với thị phần 41,4% của nửa đầu năm 2023. Giá tiêu nhập khẩu của Đức từ Việt Nam trong 6 tháng đầu năm đạt bình quân 4.420 USD/tấn, tăng 11,3% so với cùng kỳ. Mức giá này cũng cao hơn so với con số 4.074 USD/tấn của Brazil, đối thủ cạnh tranh chính tại thị trường này. Theo Báo Công Thương
Xem thêm

Thúc đẩy đưa sản phẩm nông nghiệp Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam

Bên cạnh việc xuất khẩu sang Hoa Kỳ, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp cũng đang nỗ lực để đưa các sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong năm 2023, Hoa Kỳ là nước xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp lớn thứ ba vào Việt Nam với giá trị xuất khẩu 3,1 tỷ USD. 8 tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Hoa Kỳ đạt đạt 9,8 tỷ USD, trong đó một phần đáng kể là mặt hàng nông sản. Phái đoàn thương mại nông sản Hoa Kỳ tìm hiểu các mặt hàng nông sản bày bán tại MM Mega Market (Ảnh: MM Mega Market Việt Nam) Nắm bắt nhu cầu ngày càng tăng cho các sản phẩm ngoại nhập chất lượng cao, Hoa Kỳ xúc tiến các hoạt động nhập khẩu trong những năm gần đây để đảm bảo thị trường Việt có thể tiếp cận các sản phẩm nông nghiệp tốt nhất từ Hoa Kỳ như khoai tây, táo, việt quất cho đến thịt gà. Nếu người tiêu dùng đã từng biết đến sản phẩm táo hay Việt quất Mỹ, thì khoai tây và gà Mỹ sẽ góp phần đa dạng hóa sự lựa chọn thực phẩm hàng ngày của người dân và cũng như phục vụ các cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống làm việc tại Việt Nam. Nhằm gia tăng việc đưa nông sản Hoa Kỳ vào Việt Nam, mới đây, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của phái đoàn thương mại nông sản Hoa Kỳ dẫn đầu bởi Thứ trưởng phụ trách Đối ngoại Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Alexis Taylor đã thăm MM Mega Market – nhà nhập khẩu nông sản chất lượng cao của Hoa Kỳ để phục vụ thị trường Việt Nam. Trong buổi tham quan MM Mega Market An Phú (TP. Hồ Chí Minh) phái đoàn thương mại nông sản Hoa Kỳ đã tìm hiểu các mặt hàng nông sản chất lượng cao trong nước và nhập khẩu đang bày bán tại siêu thị. Phái đoàn cũng bày tỏ sự hào hứng khi tham quan gian hàng bày bán khoai tây bi hỗn hợp, khoai đỏ đặc trưng Mỹ tại siêu thị. Theo chia sẻ của đại diện phái đoàn, ngành công nghiệp khoai tây Hoa Kỳ dựa trên kinh nghiệm và nghiên cứu từ khoai giống đến quá trình thu hoạch để cho ra một sản lượng – chất lượng khoai tây tốt hơn và giúp nông dân giảm bớt tác động sinh thái. Các nhà trồng khoai Hoa Kỳ và các kỹ sư nông học phải đạt chứng nhận về cách chăm sóc thổ nhưỡng và kiểm soát vụ mùa. Ứng dụng công cụ kỹ thuật trồng trọt hiện đại như hệ thống định vị toàn cầu (GPS) đảm bảo rằng các cây khoai tây nhận được độ ẩm và chất dinh dưỡng tối ưu trong suốt thời gian sinh trưởng. Khoai tây Mỹ cũng vì thế mà đảm bảo chất lượng và tính đồng nhất, đáp ứng mọi tiêu chuẩn chất lượng khi xuất khẩu đến bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Bên cạnh khoai Tây, MM Mega Market hiện là đơn vị duy nhất phân phối độc quyền gà nguyên con Tyson đông lạnh cho nhóm đối tượng khách hàng HORECA. Được sản xuất từ một trong những tập đoàn chế biến thịt lớn nhất thế giới, gà Tyson Mỹ luôn là lựa chọn an toàn của nhiều chuỗi quán ăn, nhà hàng, khách sạn, căn tin (HORECA) tại thị trường Việt Nam. Theo Báo Công Thương
Xem thêm

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ tổ chức Webinar cung cấp thông tin về Triển lãm Thương mại Quốc tế UPITS 2024

Ngày 11 tháng 9 năm 2024, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã tổ chức buổi Webinar trực tuyến với chủ đề "Tìm hiểu về Triển lãm Thương mại Quốc tế UP (UPITS) 2024" nhằm giới thiệu về triển lãm diễn ra từ ngày 25-29⁄09⁄2024 tại Bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 40 đại biểu từ các Sở Công Thương, Trung tâm xúc tiến thương mại, các hiệp hội và nhiều doanh nghiệp quan tâm đến thị trường Ấn Độ. Mở đầu chương trình, bà Trần Thị Lan Hương, Bí thư thứ nhất đã giới thiệu về chương trình, nội dung và mục đích của webinar trực truyến do Thương vụ tổ chức. Bà Hoàng Thị Yến, Bí thư thứ nhất, đã trình bày chi tiết về Triển lãm UPITS 2024. Theo đó, triển lãm dự kiến sẽ thu hút hơn 2.500 đơn vị triển lãm, 500 người mua được phê duyệt đến từ 60 quốc gia, với các ngành hàng trưng bày phong phú, từ sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm chế biến, xơ sợi, dệt may, đến du lịch, hàng không, công nghệ và dịch vụ. UPITS được xem là một trong những sự kiện thương mại quốc tế lớn nhất của Ấn Độ, tạo ra hàng ngàn cơ hội giao thương B2B giữa các doanh nghiệp toàn cầu. Đặc biệt, Thương vụ Việt Nam sẽ tổ chức khu gian hàng Việt Nam (Vietnam Pavilion) với diện tích lên tới 120 m², được chia thành 4 khu vực chính: Khu vực nông nghiệp và thực phẩm chế biến: Trưng bày các sản phẩm nông sản chủ lực của Việt Nam như cà phê, hạt điều, trái cây và các sản phẩm chế biến. Khu vực hàng xơ sợi, lụa tơ tằm và dệt may: Giới thiệu các sản phẩm chất lượng cao trong ngành dệt may và nguyên liệu vải sợi từ Việt Nam. Khu vực quảng bá dịch vụ du lịch và hàng không: Giới thiệu các điểm đến du lịch hấp dẫn và các dịch vụ hàng không hiện đại của Việt Nam. Khu vực quảng bá văn hóa, ẩm thực: Đưa ẩm thực và bản sắc văn hóa độc đáo của Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế. Thương vụ cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc tham gia triển lãm trong chiến lược dài hạn của Việt Nam nhằm tăng cường sự hiện diện tại thị trường Ấn Độ, nơi có dân số 1,4 tỷ người và nhu cầu tiêu dùng đa dạng, phong phú. Ấn Độ đã và đang trở thành một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Nam Á, với kim ngạch thương mại song phương năm 2023 đạt gần 15 tỷ USD. Phát biểu tại diễn đàn, ông Bùi Trung Thướng, Tham tán – Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, nhấn mạnh vai trò của Triển lãm UPITS 2024 trong việc tạo ra các cơ hội kết nối và hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Ấn Độ, đặc biệt là các doanh nghiệp trong các lĩnh vực nông sản, dệt may, du lịch và hàng không. Ông Thướng nhấn mạnh rằng việc tham gia sự kiện này sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác kinh doanh mới và nắm bắt xu hướng phát triển của một trong những thị trường tiềm năng nhất Nam Á. Trong khuôn khổ triển lãm, Thương vụ sẽ phối hợp với các cơ quan trong nước và tại Ấn Độ tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Ấn Độ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp hai nước gặp gỡ trực tiếp và thảo luận các cơ hội hợp tác. Các doanh nghiệp tham gia sự kiện cũng sẽ có cơ hội tham dự các buổi giao thương, kết nối, gặp gỡ doanh nghiệp toàn cầu do Ban tổ chức UPITS sắp xếp, giúp tiếp cận thị trường Ấn Độ một cách sâu rộng hơn. Các đại biểu tham dự Webinar đánh giá cao những thông tin hữu ích từ sự kiện. Nhiều doanh nghiệp bày tỏ mong muốn tham gia Triển lãm UPITS 2024 và đề nghị Thương vụ tiếp tục cung cấp thêm các tài liệu và hướng dẫn chi tiết. Theo Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ
Xem thêm
19/09/2024

Bộ Công Thương khuyến nghị 7 vấn đề liên quan đến phòng vệ thương mại trong EVFTA

Từ ngày 17-21/9/2024, Bộ Công Thương tổ chức Khóa đào tạo xây dựng đội ngũ chuyên gia về Hiệp định EVFTA và các Hiệp định FTA thế hệ mới cho các cơ quan quản lý, địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, từ đó hỗ trợ tận dụng tối đa các lợi ích từ việc thực thi các FTA. Khóa đào tạo diễn ra trong 05 ngày, từ 17-21/9/2024, với sự tham gia của 50 học viên đến từ các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, các viện, trường, trung tâm trên địa bàn Hà Nội, Điện Biên, Nam Định, Quảng Trị, Thái Nguyên, Yên Bái… “Phòng vệ thương mại trong EVFTA và các FTA thế hệ mới” là chủ đề đầu tiên của khóa đào tạo, do Báo cáo viên Nguyễn Việt Hà đến từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) trình bày. Phần chia sẻ của Báo cáo viên đã cung cấp những thông tin cụ thể quy định về phòng vệ thương mại (PVTM) trong EVFTA và các FTA thế hệ mới đối với sản phẩm xuất khẩu; Kỹ năng phân tích, đánh giá rủi ro về PVTM đối với sản phẩm xuất khẩu; Cách thức xử lý rủi ro về PVTM; Cách thức giải quyết vấn đề khi sản phẩm xuất khẩu bị áp biện pháp PVTM; Các vấn đề thường gặp và cách thức xử lý… Quy định về phòng vệ thương mại trong EVFTA được quy định cụ thể tại Chương 3 của Hiệp định Pháp luật PVTM tại Việt Nam được quy định tại Luật Quản lý ngoại thương 2017 (Chương IV về các biện pháp PVTM, Điều 67-Điều 99); Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương; Thông tư số 42/2023/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp PVTM; Các Thông tư hướng dẫn thực hiện các biện pháp PVTM tại các Hiệp định FTA (CPTPP, RCEP, EVFTA và UKVFTA). Đánh giá chung về những vụ việc điều tra PVTM đối với Việt Nam những năm gần đây cho thấy, số lượng vụ việc điều tra tăng nhanh, đặc biệt là chống lẩn tránh. Giai đoạn 2001-1011 là 50 vụ, nhưng giai đoạn 10 năm sau đó (2012-2022) là 172 vụ, tăng gần 3,5 lần. Cùng với đó, thị trường điều tra ngày càng mở rộng, phạm vi sản phẩm bị điều tra ngày càng đa dạng; Xu hướng điều tra khắt khe hơn; Phạm vi điều tra ngày càng mở rộng; Mức thuế PVTM có thể bị đẩy lên do vấn đề kinh tế thị trường… Báo cáo viên cho biết, quy định về PVTM trong EVFTA được quy định cụ thể tại Chương 3 của Hiệp định, với các quy định về thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng; Các biện pháp tự vệ toàn cầu; Điều khoản tự vệ song phương. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại đã chỉ ra một số điểm khác biệt về quy định PVTM trong EVFTA và pháp luật Việt Nam. Cụ thể: Bổ sung các cam kết chi tiết về đảm bảo tính minh bạch (tại Điều 3.2 và Điều 3.7); Quy định nguyên tắc áp dụng mức thuế thấp hơn, tức là thuế chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp chỉ ở mức đủ để loại bỏ thiệt hại (tại Điều 3.4); Quy định về việc xem xét lợi ích công cộng khi quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp (Điều 3.3); Quy định về biện pháp tự vệ chuyển tiếp với thời gian chuyển tiếp có thể áp dụng là 10 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Báo cáo viên cho biết, Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp như: Cảnh báo sớm nguy cơ bị điều tra PVTM để doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch xử lý; Trao đổi với hiệp hội, doanh nghiệp để cung cấp thông tin, cập nhật diễn biến vụ việc và thống nhất phương án ứng phó; Tư vấn pháp lý, quy trình thủ tục điều tra, quy định/ thông lệ điều tra của nước khởi kiện và đưa ra các khuyến nghị, hướng xử lý cụ thể; Trao đổi, tham vấn, đưa ra quan điểm về các khía cạnh pháp lý và thực tiễn với Cơ quan điều tra nước ngoài, đề nghị tuân thủ các quy định của WTO; Xem xét khởi kiện các biện pháp PVTM của Cơ quan điều tra nước ngoài nếu có dấu hiệu vi phạm các quy định của WTO… Theo Báo cáo viên, Cục Phòng vệ thương mại đã và đang theo dõi biến động xuất khẩu của gần 40 mặt hàng và định kỳ đưa ra danh sách cảnh báo khoảng 10 mặt hàng (đã có các sản phẩm bị điều tra như gỗ dán, đệm mút, lốp xe ô tô, ống đồng, mật ong, thép chống ăn mòn, gạch men, tủ gốc, pin mặt trời, ghim dập…). Nhằm xử lý hiệu quả các biện pháp PVTM, Đại diện Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị hiệp hội và doanh nghiệp quan tâm đến 7 vấn đề sau: Một là, cân nhắc các rủi ro về PVTM để xây dựng kế hoạch sản xuất, xuất khẩu hợp lý; Hai là, tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng, hạn chế việc canh tranh bằng giá; Ba là, hoàn thiện hệ thống truy xuất nguồn gốc, hệ thống sổ sách kế toán; Bốn là, nghiên cứu, hiểu về các nguyên tắc quy trình, thủ tục điều tra PVTM. Theo dõi thông tin cảnh báo của Bộ Công Thương. Chuẩn bị nguồn lực để kháng kiện trong trường hợp phát sinh; Năm là, xây dựng chiến lược kháng kiện rõ ràng, thống nhất từ đầu vụ việc; Sáu là, tham gia hợp  tác đầy đủ với Cơ quan điều tra và phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại, Hiệp hội trong quá trình xử lý vụ việc; Bảy là, tuyệt đối không tham gia, tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp. Liên quan đến Hiệp định EVFTA, khóa đào tạo để trở thành chuyên gia về Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới (khóa cơ bản) của Bộ Công Thương sẽ đề cập đến những vấn đề khác như: Xúc tiến thương mại; Các cam kết, quy định về sở hữu trí tuệ EVFTA; Vấn đề lao động trong Hiệp định EVFTA… Theo Vietnamexport tổng hợp
Xem thêm

Yến sào Kon Tum- "TINH HOA" hàng Việt Nam!

22/05/2024
YẾN SÀO KON TUM - NIỀM TỰ HÀO CỦA NÚI RỪNG TÂY NGUYÊN  Đến với thành phố Kon Tum hôm nay chúng ta không thể không ngỡ ngàng bởi Kon Tum đã khoác trên mình một diện mạo mới, một Kon Tum trẻ trung và năng động, luôn chào đón du khách trong và ngoài nước. Có được diện mạo này là cả một quá trình phấn đấu không ngừng của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân thành phố cũng như sự chung tay góp sức của cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có một doanh nghiệp tưởng chừng như không bao giờ có giữa núi rừng Tây Nguyên đã được xây dựng và lớn lên đó là Công ty TNHH Yến Sào Kon Tum.  Tiền thân là hộ kinh doanh thành lập 10/10/2017 đến 04/11/2020 đổi tên thành Công ty TNHH Yến Sào Kon Tum, qua 6 năm hình thành và phát triển, các sản phẩm của Yến Sào Kon Tum đã từng bước khẳng định được vị thế của mình trong thị trường Yến sào Việt Nam. Với tôn chỉ“ Chất lượng hàng đầu, sức khỏe người tiêu dùng là quan trọng” trong nhiều năm qua Yến Sào Kon Tum đã không ngừng nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ, đầu tư dây chuyền sản xuất mới hiện đại, cải tiến mẫu mã, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho người lao động. Từ xây dựng vùng nguyên liệu các khâu sản xuất, chế biến, đóng gói và phát triển thị trường đều được vận hành theo một quy trình khép kín.  Từ đó, Yến Sào Kon Tum đã đưa ra thị trường nhiều sản phẩm vừa đáp ứng được thị hiếu của khách hàng luôn tuân thủ nghiêm nghặt các quy định về an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm và tôn chỉ của doanh nghiệp. Cho đến thời điểm hiện nay Yến Sào Kon Tum đưa ra thị trường nhiều dòng sản phẩm như: Tổ Yến thô; Yến tươi; Yến tinh chế; Yến chưng; Yến chưng không đường, Yến sâm, Thực Phẩm bổ sung: Yến kid’s, Yến đông trùng. Trong đó sản phẩm Yến chưng không đường được công nhận là sản phẩm Ocop 3 sao; Yến tinh chế, Yến chưng, Yến sâm, Thực Phẩm bổ sung: Yến kid’s đã được công nhận là sản phẩm Ocop 4 sao.  Điều đặc biệt nhất của sản phẩm Yến Sào Kon Tum được người tiêu dùng đánh giá cao đó là sản phẩm  Nước Yến sâm, bởi Yến sâm được chế biến với sự kết hợp hoàn hảo giữa yến sào thiên nhiên và củ sâm dây trên dãy núi Ngọc Linh. Sâm để sản xuất  sản phẩm này được chọn từ củ Sâm dây Ngọc Linh  là loại dược liệu quý hiếm  được thiên nhiên ban tặng phân bố  trong  núi rừng tự nhiên, tại dãy núi Ngok Linh (hay còn gọi là Ngọc Linh), nằm trên dải Trường Sơn Nam qua tỉnh Kon Tum Song hành cùng sản xuất Yến Sào Kon Tum đã mở rộng hệ thống phân phối đi các tỉnh như: TP HCM , Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai , Đà Nẵng , Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Phòng, Phú Thọ và nhiều tỉnh thành khác….  đã mở được chuỗi cửa hàng ở khu vực Miền Bắc.  Ngoài việc tìm kiếm thị trường trên toàn quốc, Công ty được UBND tỉnh, Sở Công Thương tỉnh Kon Tum hỗ trợ mở gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của tỉnh tại số 339 Phan Chu Trinh, TP Kon Tum. Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng thân quen cũng như du khách khi đến với Kon Tum. Dẫu biết rằng sản phẩm mang thương hiệu Yến Sào Kon Tum không đem ra để so sánh với sản phẩm khác, bởi mỗi sản phẩm đều có những ưu điểm và khuyết điểm khác nhau, nhưng bằng nhiệt huyết, cái tâm vì khách hàng, đặt sức khỏe của khách hàng là điều tiên quyết sản phẩm mang thương hiệu Yến Sào Kon Tum dám tự tin khẳng định rằng đó là những sản phẩm tốt và có giá cả hợp lý.   MỤC TIÊU VƯƠN TẦM QUỐC TẾ! Với thế mạnh về sản phẩm chất lượng cao và mục tiêu mang "Tinh hoa hàng Việt Nam - vươn xa thị trường Quốc tế",  trong những năm tiếp theo, định hướng của Ban lãnh đạo công ty là "xuất khẩu" đi nhiều thị trường quốc tế. Cùng sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền, các sở, ban ngành, sự chỉ đạo, lãnh đạo của ban giám đốc, tập thể CBCNV, người lao động toàn Công ty sẽ tiếp tục nỗ lực đổi mới, sáng tạo không ngừng để sản xuất những sản phẩm với giá cả hợp lý, đáp ứng niềm tin, kỳ vọng của khách hàng, đưa sản phẩm Yến Sào Kon Tum vươn xa hơn nữa, từng bước khẳng định vị thế của thương hiệu "Yến Sào Kon Tum" trên bản đồ Yến Sào Việt Nam và thế giới!
Đọc thêm0

Cà phê Lâm Chấn Âu - Hương vị nhớ mãi không quên

07/05/2024
GIỚI THIỆU CÔNG TY Công ty TNHH Trà và Cà phê Lâm Chấn Âu là doanh nhiệp hàng đầu về sản phẩm Trà và Cà phê tại An Giang. Với mục tiêu tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn và chất lượng, tiêu chí đặt sức khỏe người tiêu dùng lên hàng đầu, chúng tôi nói không với các chất phụ gia và chất bảo quản. Chúng tôi đạt được nhiều chứng nhận an toàn sức khỏe. Với hơn 40 năm lịch sử hình thành và phát triển thương hiệu Trà và Cà phê Lâm Chấn Âu, chúng tôi tự hào vì luôn là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng trong nhiều năm qua. CUNG CẤP DỊCH VỤ: – Cung cấp trà và cà phê sạch, chất lượng cao. – Cung cấp cà phê hạt, cà phê bột phối trộn theo nhu cầu khách hàng. – Nhượng quyền thương hiệu Lâm Chấn Âu Coffee. LÂM CHẤN ÂU COFFEE Cuối năm 2022 công ty khai trương thành công quán cà phê mang tên: Lâm Chấn Âu Coffee bao gồm 3 phần chính: không gian quán, không gian trà đạo và không gian sân vườn với quy mô 4000m². Ngoài ra, chúng tôi còn là đối tác lâu dài với nhiều hệ thống nhà hàng, resort, khách sạn, quán cà phê,… Trong tương lai công ty sẽ tiếp tục phát huy truyền thống trà và cà phê nhằm mang sản phẩm tiếp cận gần hơn với khách hàng khu vực lân cận và lan rộng khắp thế giới. Cà Phê Lâm Chấn Âu Hương Vị Nhớ Mãi Không Quên Hơn 40 năm tìm kiếm hương vị cà phê nguyên bản, chúng tôi đã và đang cung cấp cho thị trường Việt những tách cà phê đúng nghĩa từ vùng cao nguyên. Dây Chuyền Sản Xuất Hiện Đại Với công nghệ hiện đại, quy trình sản xuất khép kín, chuyên nghiệp, chủ động trong nguyên liệu đầu vào, đảm bảo chất lượng sản phẩm sạch, Lâm Chấn Âu luôn khẳng định được vị thế của mình trước người tiêu dùng trong nhiều năm qua. Ươm Tinh Hoa Chúng tôi gọi quy trình ướp trà là quá trình ươm tinh hoa. Vì phải ướp thật khéo, tinh tế và thật tập trung thì mẻ trà có được mới đủ hương – sắc vẹn toàn… Trà Sen thanh nhã mang cả hương đồng quê cỏ nội làng quê Việt Nam vào tận tâm hồn. Trà Lài thoang thoảng hiện lên sắc màu tinh khôi của loài hoa đẹp về đêm…
Đọc thêm0

Trà thảo dược DATO - Chất lượng tạo nên Thương hiệu

06/05/2024
CÂU CHUYỆN VỀ THẢO DƯỢC TÂY NGUYÊN Núi Ngọc Linh là khối núi cao nhất miền Trung Việt Nam, nằm trên dải Trường Sơn, nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, thuộc địa phận các tỉnh Kon Tum, Quảng Nam. Với độ cao khoảng 800 – 2.800 m, khí hậu mát mẻ quanh năm, tại đây có nguồn dược liệu vô cùng phong phú, nổi bật có thể kể đến Sâm Ngọc Linh, loài sâm được xem như quốc bảo của Việt Nam. Công Ty TNHH Thảo Dược Tây Nguyên có trụ sở tại Huyện Đăk Tô, Tỉnh Kon Tum thừa hưởng nguồn dược liệu sạch sẵn có, chất lượng cao, trữ lượng dồi dào của núi Ngọc Linh. Nhờ đó, chúng tôi tạo ra được những sản phẩm chất lượng, dược tính cao giúp nâng cao sức khỏe cho người dùng. NỀN NÔNG NGHIỆP VÙNG NGỌC LINH  Sống quanh chân núi Ngọc Linh chủ yếu là đồng bào Xê Đăng. Từ xa xưa, đồng bào Xê Đăng đã biết tận dụng nguồn dược liệu phong phú của vùng Ngọc Linh để tăng cường sức khỏe, chữa bệnh và bồi bổ mỗi khi đau ốm. Với chất lượng tuyệt vời, trong một thời gian dài, các loại dược liệu vùng Ngọc Linh bị đồng bào khai thác cạn kiệt để bán cho thương lái, xuất đi Trung Quốc Ngày nay, với sự hỗ trợ của nhà nước, đồng bào Xê Đăng đã tham gia bảo tồn, trồng dưới tán rừng và khai thác một cách khoa học các loại dược liệu này như một kế sinh nhai bền vững. Tại đây, các loại thảo dược được trồng trong môi trường gần gũi với tự nhiên nhất, ít được chăm bón phân, không dùng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vậy, tận dụng lợi thế sẳn có từ rừng để tạo ra nguồn dược liệu sạch sẵn có, chất lượng cao. ĐỊNH HƯỚNG CỦA CHÚNG TÔI Chúng tôi xây dựng chuỗi liên kết với đồng bào bào Xê Đăng sống quanh chân núi Ngọc Linh trồng các loại dược liệu vùng Ngọc Linh trong điều kiện bán tự nhiên, dưới những cánh rừng tự nhiên vùng Ngọc Linh. Từ đó, tạo ra những điều kiện gần gũi nhất với môi trường sống tự nhiên của các loài dược diệu quý. Với phương pháp canh tác đó, chúng tôi tạo ra nguồn nguyên liệu ổn định, có chất lượng cao, tương đương với việc khai thác tự nhiên, giúp bảo tồn được nguồn dược liệu quý của vùng đất này và tạo ra các sản phẩm với chất lượng tốt, nâng cao sức khỏe cho người tiêu dùng trong và ngoài nước. Thông qua hoạt động kinh doanh của mình, chúng tôi mong muốn góp phần giúp đồng bào Xê Đăng vùng Ngọc Linh khai thác hiệu quả tài nguyên rừng, giúp họ xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững từ rừng.
Đọc thêm0

FOODTECH - “Chất lượng - Uy Tín Quý hơn vàng”

07/12/2023
TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA FOOD TECH “Tốt Từ Tâm” Là mục tiêu, sứ mệnh xuyên suốt hành trình phát triển của Dược Phẩm Food Tech nhằm mang lại những lợi ích cao nhất về sức khoẻ và chất lượng cuộc sống cho cộng đồng và xã hội. Tâm làm gốc, làm nền móng để gây dựng, phát triển với thông điệp sâu sắc: Chất lượng-Uy Tín Quý hơn vàng. Chữ Tâm còn có ý nghĩa cao cả là niềm tin, là đức tin là Kim Chỉ nam trong suốt hành trình phụng sự nhân sinh. Cổ nhân có câu (Tâm Sinh Tướng) Chữ Tâm trong lĩnh vực kinh doanh là đạo đức trong kinh doanh. Người làm kinh doanh có tâm không dùng thủ đoạn thấp kém, tôn trọng pháp luật, bảo vệ người tiêu dùng. Bản chất làm ăn kinh doanh là làm ra nhiều tiền, làm giàu dẫn tới 2 trường hợp làm giàu hợp pháp và bất hợp pháp. Người kinh doanh chân chính đặt cái tâm vào sẽ không vì lợi nhuận (nhất là trong ngành dược phẩm) để rồi bất chấp làm tổn hại sức khỏe của khách hàng. Khi đặt tâm vào kinh doanh, bất cứ ngành nghề nào trong xã hội, đề cao lương tâm, phục vụ khách hàng, sản phẩm chất lượng tốt giúp cho việc sản xuất kinh doanh sẽ phát triển thuận lợi, họ càng nỗ lực làm việc tốt tạo thành vòng tuần hoàn làm cuộc sống tốt đẹp hơn. Đạo đức trong kinh doanh rất quan trọng mang lại chữ tín và sự phát triển bền vững cho Food Tech, cũng là mang lại niềm tin cho khách hàng. TÂM HUYẾT VÀ CƠ DUYÊN HÌNH THÀNH NÊN FOOD TECH Con đường sức khỏe xanh, vì chất lượng cuộc sống. Nơi Hạnh Phúc vẹn toàn. Tình Trạng lạm dụng, sử dụng bừa bãi hoá chất và chất tổng hợp để sản xuất thuốc và các chất bổ sung, vì lợi ích thương mại của các hãng dược phẩm đã gây ra những hậu quả khôn lường, không những cho thế hệ chúng ta mà còn là gánh nặng cho con cháu mai sau. Xu hướng của các nước văn minh, phát triển trên thế giới là sử dụng thuốc, TPCN có nguồn gốc từ thảo dược và thiên nhiên để hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn và sự phá huỷ của các gốc tự do nhằm cải thiện chất lượng phòng, chữa bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống, làm đẹp, chống lão hoá và kéo dài tuổi thọ. Food Tech được xây dựng bởi Tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT, ông Đoàn Văn Đại một người yêu triết lý phương đông, có kiến thức về phong thuỷ và là người rất đam mê và có duyên với đông y cổ truyền, được nhiều nhà đông y nổi tiếng quý mến và tin tưởng tặng cho nhiều sách, bộ sách hán cổ về đông y do chính các tiền nhân trong gia đình nhà Lương Y Nguyễn Văn Minh truyền lại đặc biệt là bộ sách “Thạch Thất Bí Lục” có niên đại hơn 300 năm, sau đó chủ tịch đã mang về Viện Hán Nôm Việt Nam dịch và ứng dụng vào nghiên cứu bào chế đạt được nhiều kết quả.  Bộ sách “Thạch Thất Bí Lục” Nguyên bản là sách cổ, khắc in ván gỗ ( in mộc bản, không phải sách chép tay ). Xét về đặc điểm đây là tập sách đã được người đời trước đang dùng, vì trong văn bản có một số trang được chấm câu bằng sơn đỏ.        “ Thạch Thất Bí Lục”   có kích thước 23 x 15cm, gồm 58 tờ đóng gấp ra sau gáy sách, mỗi tờ tạo thành 2 trang. Xét về hình thức, văn bản này được in từ bản ván khắc.  Bộ Sách Thạch Thất Bí Lục Về soạn giả “Thạch Thất Bí Lục” có ghi như sau: 1/ ”SƠN ÂM TRẦN SỸ ĐẠC”, Hiệu là VIỄN CÔNG PHỦ làm việc “kính tập” (tức sưu tầm, sắp xếp) 2/ Nghĩa Ô Kim Dĩ Mưu, Hiệu là Hiếu Dĩ Phủ làm việc “đính định” (tức hiệu đính, xác định). 3/ Lý Tổ Vịnh, Hiệu là Tử Vịnh Phủ, làm việc “ tham khảo ”(tức cung cấp tư liệu) Food Tech đang không ngừng nghiên cứu phát triển thêm các sản phẩm mới, với phương châm (Tốt Từ Tâm), là kim chỉ nam nhận thức sự hài lòng của khách hàng để xây dựng thương hiệu. nên tất cả các sản phẩm của Food Tech, đều được xin bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại cục sở hữu trí tuệ, và xin công bố tại cục VSATTP thuộc Bộ Y tế Việt Nam với tất cả các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về Xương khớp, tiểu đường, áp huyết, gút, gan, thận… nam học, hiếm muộn nâng cao chất lượng cuộc sống. Với Tầm nhìn và Tâm huyết của Chủ Tịch-Người sáng Lập Food Tech về các dịch vụ liên quan đến sức khoẻ và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Đến với Food Tech, Food Tech sẽ mang đến cho bạn giá trị hạnh phúc cốt lõi của cuộc sống. Với Phương châm “Lợi ích của khách hàng chính là sự lớn mạnh của Food Tech”. Bằng Uy Tín và chất lượng, Food Tech Tin tưởng rằng với những sản phẩm do Food Tech cung cấp sẽ luôn là sự lựa chọn tốt nhất để bạn và gia đình luôn an tâm, tinh thần thỏa mái, thân hình khỏe mạnh và một trái tim tràn đầy yêu thương. Đúng với triết lý "TÂM AN - LỰC KHỎE - KHƠI NGUỒN HẠNH PHÚC"
Đọc thêm0
Đọc thêm
10/09/2024

Tỷ giá USD hôm nay 10/9/2024: Đồng USD tăng giá trở lại

Tỷ giá USD hôm nay 10/9/2024: USD VCB tăng 70 đồng, trong khi đó, đồng USD tăng giá khi các nhà giao dịch giảm cược vào việc Fed cắt giảm lãi suất nhiều hơn. Tỷ giá USD hôm nay 10/9/2024 Tỷ giá USD hôm nay 10/9/2024, USD VCB tăng 70 đồng, trong khi đó, đồng USD tăng giá khi các nhà giao dịch giảm cược vào việc Fed cắt giảm lãi suất nhiều hơn. Tỷ giá trung tâm VND/USD hôm nayđược Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố điều chỉnh mức 24.177 VND/USD, giảm 25 đồng so với phiên giao dịch ngày 9/9. Hiện tỷ giá được phép giao dịch của các ngân hàng thương mại (NHTM) dao động từ 23.400 – 25.450 VND/USD. Tỷ giá đồng USD cũng đã được Sở giao dịch NHNN đưa về phạm vi mua bán từ 23.400 đến 25.450 VND/USD. Tỷ giá USD ngân hàng, tỷ giá ngoại tệ và giá USD trong nước vào sáng nay ghi nhận không đổi tại các ngân hàng. Cụ thể, Vietcombank có mức mua vào là 24,470 và mức bán ra là 24,840, tăng 70 đồng so với giá ở chiều bán so với phiên giao dịch ngày 9/9. Giá mua và bán USD hiện tại nằm trong khoảng từ 24.000 - 25.500 VND/USD.   Tỷ giá USD hôm nay ngày 10/9/2024 trên thị trường thế giới hỉ số Dollar Index (DXY), đo lường đồng USD với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF), đã dừng ở mức 101,19 điểm, đi ngang so với giao dịch ngày 9/9/2024.   Đồng USD hôm nay đã tăng giá trở lại so với đồng Yen và các loại tiền tệ chính khác sau khi giảm vào tuần trước, vì các nhà đầu tư đang hướng tới dữ liệu lạm phát quan trọng của Hoa Kỳ và giảm kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang cắt giảm lãi suất mạnh vào tuần tới. Đồng bạc xanh tăng giá lần đầu tiên sau năm phiên so với đồng tiền Nhật Bản, trong khi tăng giá ngày thứ hai liên tiếp so với đồng euro. Hợp đồng tương lai lãi suất của Hoa Kỳ đã định giá đầy đủ mức cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp chính sách ngày 17-18 tháng 9 của Fed, với khả năng khoảng 29% về một động thái lớn hơn, nửa điểm phần trăm, theo tính toán của LSEG. Vào thứ Sáu, giá cho mức cắt giảm lớn hơn đã tăng cao tới 50%. Đối với năm 2024, các nhà giao dịch kỳ vọng mức nới lỏng sẽ là 113 điểm cơ bản, tăng so với mức khoảng 100 điểm cơ bản. "Tôi nghĩ Fed sẽ cắt giảm 25 (điểm cơ bản) vào tuần tới. Có thể có động thái tăng lãi suất lớn là 50 vào tháng 11 tùy thuộc vào dữ liệu lạm phát được công bố. Nhưng thông tin mới nhất về tăng trưởng cho thấy nền kinh tế đang hoạt động tốt: chắc chắn là đang chậm lại và giảm tốc", Amo Sahota, giám đốc điều hành tại Klarity FX ở San Francisco cho biết. "Sẽ quá khắc nghiệt khi nói rằng nền kinh tế đang sụp đổ, hoặc đang suy thoái... Fed có tụt hậu không? Có khả năng là có, nhưng họ có thể đạt được điều đó nếu họ thực hiện một loạt các động thái 25 điểm cơ bản. Đến một lúc nào đó, việc cắt giảm 50 điểm cơ bản sẽ giúp Fed đi trước đường cong". Trong phiên giao dịch buổi chiều, đồng USD tăng 0,4% lên 142,84 yên. Sự phục hồi vào thứ Hai là sự phục hồi đáng hoan nghênh cho đồng USD sau một tháng khó khăn cho đến nay. Vào tháng 9, đồng USD đã mất 2,1%. Tuần trước, đồng tiền của Hoa Kỳ đã giảm 2,7% so với đồng Yen. So với đồng Euro, đồng USD tăng giá, với đồng tiền chung châu Âu giảm 0,4% xuống còn 1,1041 USD. Sự sụt giảm của đồng Euro đã đẩy chỉ số USD, thước đo giá trị của đồng bạc xanh so với sáu đồng tiền chính, tăng 0,4% lên 101,56. Tỷ giá USD ngày 10/9/2024. Ảnh minh hoạ
Xem thêm
popup

Số lượng:

Tổng tiền: